6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu về việc lựa chọn kích thước mẫu. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman, 1995) và kích
thước mẫu bao nhiêu là lớn thì hiện tại vẫn chưa được xác định rõ ràng. Mặc khác, kích thước mẫu còn phụ thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng. Bollen (1989) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) hay theo phương pháp ước lượng ML3 thì kích thước mẫu mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 mẫu (Hair & ctg, 1983).
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu định mức với kích thước sơ bộ n=50, dựa vào qui tắt kinh nghiệm (Bollen, 1989) số lượng mỗi biến quan sát yêu cầu thu thập tối thiểu 5 mẫu. Nghiên cứu chính thức với kích thước mẫu n=185 (37x 5) vì nghiên cứu này có 37 biến quan sát.
Mục đích của bước nghiên cứu sơ bộ định lượng là nhằm đánh giá sơ bộ thang đo và các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Thang đo được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Từ đó hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi thăm dò và hình thành nên bảng câu hỏi chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước dự kiến là 50 mẫu. Để có dữ liệu cho phân tích định lượng trong bước 2, tác giả tiến hành thu thập thông tin của 50 khách hàng đang hợp đồng bảo hiểm tại BảoViệt Kiên Giang.