Các tiêu chí đánh giá sự phát triển dịch vụ chovay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ CHO VAY tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 25 - 27)

hàng Chính sách xã hội.

*Các chỉ tiêu định tính

Hoạt động của NHCSXH với đặc thù là cho vay các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác, đối tượng thụ hưởng là những người yếu thế trong xã hội, với món vay nhỏ lẻ. Bên cạnh vay vốn nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sản xuất còn có nhu cầu phi sản xuất đảm bảo cuộc sống.Vì vậy các tiêu chí định tính đánh giá hoạt động tín dụng cũng có những điểm đặc thù, phù hợp với đối tượng phục vụ, quy mô hoạt động và phương thức cho vay. Cụ thể bao gồm các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Tính đa dạng của sản phẩm cung cấp cho đối tượng thụ hưởng

Hoạt động cho vay ưu đãi qua NHCSXH là công cụ của Nhà nước góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, đánh giá hiệu quả hoạt động của tín dụng chính sách phải đánh giá sự đa dạng sản phẩm cho nhiều đối tượng thụ hưởng. Nhu cầu tín dụng của đối tượng hộ nghèo cũng như tín dụng thông thường bao gồm mục đích sử dụng vốn phục vụ sản xuất, phi sản xuất phục vụ các nhu cầu tiêu dùng, an sinh. Trong khi nguồn lực có hạn, vì vậy việc cung cấp tín dụng cho đối tượng thụ hưởng phải đúng đối tượng và đúng mục đích theo quy định của Chính phủ cũng là một trong những tiêu chí đánh giá về hiệu quả của hoạt động tín dụng chính sách

- Sự lựa chọn phương thức cho vay.

Để lựa chọn phương thức cho vay phù hợp với mô hình tổ chức, đối tượng khách hàng phục vụ là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ thành công của ngân hàng.

- Tính minh bạch trong hoạt động tín dụng

Bên cạnh tính minh bạch về tài chính, nguồn vốn, chất lượng tín dụng của một ngân hàng, đối với tín dụng chính sách tính minh bạch còn được đánh giá ở góc độ công khai minh bạch về chủ trương, chương trình mục tiêu và chính sách hỗ trợ các đối tượng, vùng, miền. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng chính sách với quy mô nhỏ, chủ yếu cho vay ủy thác, nên tính minh bạch phải đặt lên hàng đầu để những khách hàng yếu thế, dễ bị tổn thương có thể tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

- Tính khoa học của quy trình cho vay.

Quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh, thủ tục đơn giản, khả năng đáp ứng vốn cho các đối tượng thụ hưởng nhanh chóng, tiện lợi, kịp thời và hiệu quả. Vì đối tượng vay vốn là hộ nghèo, ít có cơ hội tiếp cận thông tin, dễ bị tổn thương, bên cạnh đó là các món vay nhỏ lẻ nên NHCSXH cần đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ sao cho các đối tượng vay vốn dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc cho vay, đảm bảo an toàn vốn. Việc giải ngân phải nhanh gọn, chính xác, kịp thời và thuận tiện cho người nghèo, các đối tượng chính sách, tạo dựng được lòng tin, sự hài lòng của khách hàng vay vốn và nâng cao uy tín của ngân hàng.

* Các chỉ tiêu định lượng - Hệ số sử dụng vốn

Đây là hệ số phản ánh kết quả sử dụng vốn, chỉ số này được tính như sau:

Hệ số sử dụng vốn =

Tổng dư nợ bình quân Tổng nguồn vốn bình quân

- Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng.

- Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trì trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ CHO VAY tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 25 - 27)