46,767 37,004 27,445 0.8 19,322 41.3 17 Cho vay dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ CHO VAY tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 62 - 69)

I Nguồn vốn nhận từ

11 Chovay HN xây dưng chòatránhlũ

46,767 37,004 27,445 0.8 19,322 41.3 17 Cho vay dân tộc thiểu số

- QĐ 2085/2016 1,500 5,182 0.2 5,182

Tổng dư nợ đạt 3.399.603 triệu đồng, tăng 509.301 triệu đồng so với 31/12/2017, tỷ lệ tăng trưởng là 17.6 %.

Trong đó:

+ Dư nợ cho vay ưu đãi Hộ nghèo là: 556.144 triệu đồng; giảm 152.968 triệu đồng so với 31/12/2017; Số hộ còn dư nợ là 16.611hộ; Dư nợ bình quân đạt 33.5 triệu đồng/hộ

+ Dư nợ cho vay Hộ Cận nghèo là: 919.065 triệu đồng; tăng 172.108 triệu đồng so với 31/12/2017; Số hộ còn dư nợ là 23.262 hộ; Dư nợ bình quân là 39.5 triệu đồng/hộ.

+ Dư nợ cho vay Hộ mới thoát nghèo là: 451.989 triệu đồng; tăng 153.455 triệu đồng so với 31/12/2017 ; Số hộ còn dư nợ là 11.095 hộ; Dư nợ bình quân là 40.7 triệu đồng/hộ

+ Dư nợ cho vay Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là: 109.982 triệu đồng; giảm 96.235 triệu đồng so với 31/12/2017; Số hộ còn dư nợ là 4.362 hộ; ; Dư nợ bình quân là 25.2 triệu đồng/hộ

+ Dư nợ cho vay Nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn là: 444.026 triệu đồng; tăng 112.783 triệu đồng so với 31/12/2017; Số hộ gia đình còn dư nợ là 33.413 hộ; Dư nợ bình quân là 13.2 triệu đồng/hộ.

+ Dư nợ cho vay Giải quyết việc làm là: 256.374 triệu đồng; tăng 125.174 triệu đồng so với 31/12/2017 ; Số khách hàng còn dư nợ là 7.631 hộ khách hàng; Dư nợ bình quân là 33.5 triệu đồng/khách hàng.

+ Dư nợ cho vay Xuất khẩu lao động là: 12.021 triệu đồng; tăng 2.595 triệu đồng so với 31/12/2017; Số hộ gia đình còn dư nợ là 192 hộ; Dư nợ bình quân là 62.6 triệu đồng/hộ.

+ Dư nợ cho vay SXKDVKK theo QĐ 31/2007 là: 470.145 triệu đồng; tăng 201.967 triệu đồng so với 31/12/ 2017 Số khách hàng còn dư nợ là 12.153 hộ; Dư nợ bình quân là 38.6 triệu đồng/hộ.

+ Dư nợ cho vay Nhà ở xã hội theo NĐ 100/2015 của TTCP là: 17.308 triệu đồng; Số khách hàng còn dư nợ là 67 hộ; Dư nợ bình quân là 258 triệu đồng/hộ.

+ Dư nợ cho vay Hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg là: 83.523 triệu đồng; giảm 10.248 triệu đồng so với 31/12/2017; Số hộ còn dư nợ là 7.492 hộ; Dư nợ bình quân là 11.1 triệu đồng/hộ.

+ Dư nợ cho vay hộ nghèo xây dựng chòi tránh lũ theo QĐ 716/2012 là: 852 triệu đồng; giảm 88 triệu đồng so với 31/12/2017; số hộ còn dư nợ là 86 hộ; Dư nợ bình quân là 9.9 triệu đồng/hộ.

+ Dư nợ cho vay hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão lũ khu vực miền trung : 31.916 triệu đồng; tăng 5.373 triệu đồng so với 31/12/2017; số hộ còn dư nợ là 2.143 hộ; Dư nợ bình quân là 14.8 triệu đồng/hộ.

+ Dư nợ cho vay hộ DTTS ĐBKK-QĐ33/2017, QĐ54/2012: 5.771 triệu đồng; giảm 4.570 triệu đồng so với 31/12/2017; số hộ còn dư nợ là 749 hộ; Dư nợ bình quân là 7.7 triệu đồng/hộ.

+ Dư nợ cho vay hộ ĐBDT thiểu số nghèo, đời sống khó khăn: 5.361 triệu đồng; giảm 5.713 triệu đồng so với 31/12/2017; số hộ còn dư nợ là 384 hộ; Dư nợ bình quân là 13.9 triệu đồng/hộ.

+ Dư nợ cho vay trồng rừng sản xuất phát triển chăn nuôi: 2.500 triệu đồng; số hộ còn dư nợ là 55 hộ; Dư nợ bình quân là 45.4 triệu đồng/hộ.

+ Dư nợ cho vay phát triển ngành lâm nghiệp: 27.445 triệu đồng; giảm 19.322 triệu đồng so với 31/12/2017 số hộ còn dư nợ là 669 hộ; Dư nợ bình quân là 41 triệu đồng/hộ.

+ Dư nợ cho vay dân tộc thiểu số: 5.182 triệu đồng; số hộ còn dư nợ là 146 hộ; Dư nợ bình quân là 35.4 triệu đồng/hộ.

Qua biểu kết quả dư nợ các chương trình cho vay tại NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi cho thấy: chương trình cho vay hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số giảm dần và các đối tượng vay vốn chuyển sang vay hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo nên dư nợ các chương trình tăng nhanh phù hợp với sự phát triển của tỉnh; đã góp phần thu hẹp khoảng cách của người nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, tạo công bằng xã hội; đã nhận được sự phấn khởi, ủng hộ và tin tưởng của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và

Nhà nước ta.

Tình hình công tác cho vay tín dụng ưu đãi

Để chuyển tải nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn vay, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều kiện tinh giản biên chế, tiết giảm chi phí quản lý, chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua đã tìm cách “nối dài cánh tay”, “phủ sóng” nguồn vốn ưu đãi đến tận thôn xóm, làng bản, vùng sâu, vùng xa.

* Về đối tượng vay vốn:

Đối với NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi đối tượng cho vay là rất quan trọng. Cho vay đối tượng hộ nghèo và đối tượng chính sách phải có trong danh sách của các cấp chính quyền phê duyệt.

UBDN các cấp thường xuyên rà soát, bổ sung Hộ nghèo, Hộ Cận nghèo theo Thông tư 24 của bộ Lao động Thương binh xã hội và hộ có thu nhập bằng 150% Hộ nghèo để làm căn cứ xác nhận, phê duyệt cho vay; tạo điều kiện thuận lợi cho Hộ nghèo, Hộ Cận nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH. Đôi khi công tác bình xét hộ nghèo và đối tượng chính sách của một số địa phương còn chưa thường xuyên quan tâm để NHCSXH có căn cứ cho vay.

* Về phương thức quản lý vốn vay ưu đãi:

Thông qua phương thức ủy thác từng phần, ủy thác một số công đoạn gần dân nhất trong quy trình tín dụng đặc thù cho các tổ chức hội đoàn thể như: Thành lập và chỉ đạo hoạt động của tổ TK&VV, bình xét hộ đủ điều kiện vay vốn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, cùng ngân hàng đôn đốc thu hồi nợ. Tại các điểm giao dịch, danh sách hộ vay và các quy trình thủ tục của NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi được niêm yết công khai. Người vay giao dịch trực tiếp với ngân hàng vào một ngày cố định hàng tháng, để vay và trả nợ, trả lãi không qua cầu cấp trung gian, trước sự chứng kiến của hội, đoàn thể, tổ trưởng tổ TK&VV và chính quyền cấp xã. Nhờ vậy, vốn vay ưu đãi của Nhà nước đến tận tay người

thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, đảm bảo công khai, dân chủ theo phương châm: “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”, hạn chế được việc thất thoát, xâm tiêu, tham ô, lợi dụng tiền vốn, tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đối với NHCSXH.

Bảng 2.4. Dư nợ cho vay theo đơn vị ủy thác NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi đến 31/12/2019 Đơn vị: triệu đồng, hộ STT Đơn vị quản lý Số hộ còn Dư nợ đến 31/12/2019 dư nợ Tổng số Trong đó Nợ quá hạn Tỷ lệ %

1 Hội nông dân 30,848 1,111,202 3,346 0.30

2 Hội phụ nữ 41,256 1,466,788 2,269 0.15

3 Hội cựu chiến binh 11,370 412,297 1,049 0.25

4 Đoàn thanh niên 11,477 399,137 1,257 0.31

Tổng cộng 94,951 3,389,423 7,920

(Nguồn: Báo cáo tổng kết NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi năm 2019)

Tính đến 31/12/2019, các tổ chức hội đoàn thể đã quản lý 3.389,42 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 99.7% tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn là 7.920 triệu đồng chiếm 0,23% tổng dư nợ ủy thác. Hội phụ nữ đang chiếm tỷ lệ cao đạt 1.466.788 triệu đồng, với 41.256 khách hàng còn dư nợ vay vốn đến thời điểm 31/12/2019; Hội nông dân dư nợ đạt 1.111.202 triệu đồng, với 30.848 khách hàng còn dư nợ vay vốn đến thời điểm 31/12/2019; Hội cựu chiến binh dư nợ đạt 412.297 triệu đồng, với 11.370 khách hàng còn dư nợ vay vốn đến thời điểm 31/12/2019; Đoàn thanh niên dư nợ đạt 399.137 triệu đồng, với 11.477 khách hàng còn dư nợ vay vốn đến thời điểm 31/12/2019; Gần như toàn bộ vốn tín dụng của NHCSXH được ủy thác thông qua các tổ chức CT- XH. Phương thức ủy thác này đã mang lại hiệu quả cao khi NHCSXH chủ động được công tác quản lý, vốn vay được giải ngân kịp thời đến các đối tượng vay vốn, tránh tình trạng ứ đọng vốn. Phương thức ủy thác qua các tổ chức CT-XH đã làm tốt được công tác xã hội hóa mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo sự minh bạch, chính xác cho công tác xác định đối tượng thụ hưởng chính sách, hạn chế phát sinh các tiêu cực. Sự tham gia của các tổ chức CT-XH phối hợp với các tổ chức khác đã góp phần giúp các khách hàng vay

vốn sử dụng vốn vay có hiệu quả. Nhờ thực hiện ủy thác, hoạt động của các tổ chức CT-XH cũng được củng cố hơn.

* Về doanh số cho vay, thu nợ:

Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu phản ánh hoạt động cho vay, thu nợ tại NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2019.

Đơn vị: triệu đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019

1 Doanh số cho vay 836,846.0 907,961.8 1,308,291.9 2 Doanh số thu nợ 619,995.1 686,538.7 1,017,503.0 3 Tổng dư nợ 2,889,664.4 3,109,734.5 3,399,607.1

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm chi nhánh NHCSXH Quảng Ngãi

Doanh số cho vay đến 31/12/2019 là 1.308.291,9 triệu đồng, tăng 471.445,9 triệu đồng so với 31/12/2017; Doanh số thu nợ đến 31/12/2019 là 1.017.503 triệu đồng, tăng 397.508 triệu đồng so với 31/12/2017; Tổng dư nợ đến 31/12/2019 là 3.399.607,1 triệu đồng, tăng 509.942,7 triệu đồng so với 31/12/2017. Doanh số cho vay qua các năm lớn hơn doanh số thu nợ chứng tỏ khi thu nợ xong đã có phương án để giải ngân cho các đối tượng kịp thời để giải phòng nguồn vốn.

* Về năng lực sử dụng vốn: + Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo:

Bảng 2.6. Số hộ còn dư nợ tại NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: triệu đồng

STT CHỈ TIÊU Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

I TỔNG CỘNG 1,007,646.1 1,038,691.9 1,008,132.9

1 Cho vay hộ nghèo theo NĐ/2002/NĐ-CP 709,112.55 664,865.03 556,143.882 2

Cho vay hộ mới thoát nghèo

theo QĐ 28 /2015/QĐ TTg 298,533.55 373,826.87 451,989.04

Tính đến 31/12/2019 số hộ nghèo còn dư nợ tại NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi là 16.611 hộ, giảm 152.968,67 triệu hộ so với 31/12/2017; trong khi đó đến 31/12/2017 số hộ thoát nghèo được vay vốn tại NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi 23.957 hộ giảm 7.346 hộ nghèo trên toàn tỉnh.

Năm 2015 mới triển khai chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo được tính bằng thương số giữa tổng số hộ vay vốn thoát nghèo và tổng số hộ nghèo còn dư nợ.

+ Mức độ đáp ứng nhu cầu vay vốn:

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi trước đây mới đáp ứng cho một bộ phận rất ít hộ nghèo, các đối tượng chính sách tại các thôn thì đến nay tất cả các thôn trong tỉnh đều được tiếp cận với đồng vốn ưu đãi, xóa bỏ hoàn toàn thôn trắng về tín dụng ưu đãi, đồng thời đã mở rộng đầu tư cho vay hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách tăng từ 02 chương trình tín dụng lên 18 chương trình, đáp ứng cơ bản nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Hiện có khoảng 95,2 ngàn hộ đang được thụ hưởng chương trình tín dụng ưu đãi của chính phủ tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi

Hiện nay công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác của một số địa phương chưa được kịp thời, còn chậm để các đối tượng có thể thụ hưởng nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ tại NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ CHO VAY tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w