I Nguồn vốn nhận từ
CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃ
3.2.2.10. Nâng cao nhận thức và trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ Hội đoàn thể làm ủy thác, Tổ Tiết kiệm và vay vốn;hạn chế tiêu cực
bộ Hội đoàn thể làm ủy thác, Tổ Tiết kiệm và vay vốn;hạn chế tiêu cực trong công tác cho vay
Trong quy trình cho vay và toàn bộ những quyết định cho vay, công tác giải ngân, thu hồi nợ, thu và chi tiền gửi tiết kiệm đều do cán bộ ngân hàng và những người được ngân hàng ủy thác đảm nhiệm. Vì vậy kết quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng và những con người trong mạng lưới của ngân hàng đó. Yếu tố con người mang tính quyết định đến việc nâng cao hay suy giảm chất lượng tín dụng, trình độ của đội ngũ cán bộ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của hoạt động ngân hàng.
Trong thực tế cho thấy những rủi ro tín dụng do chính bản thân bên cho vay gây ra là rất nghiêm trọng, để lại với hậu quả và mức độ thiệt hại về kinh tế là rất lớn; mà nguyên nhân chủ yếu là do:
Một: Do năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên trực tiếp làm công
tác tín dụng yếu, không đủ trình độ để thẩm định, phân tích, đánh giá về khách hàng và nhận định về xu hướng vận động của kinh tế xã hội trong lĩnh vực cho vay.
Hai: Do đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên bị xuống cấp đã lợi
dụng những kẽ hở của chính sách, cơ chế để vụ lợi, tiêu cực trong công tác cho vay làm thất thoát vốn.
Ba: Do công tác quản lý cán bộ, và cơ chế giám sát của Ban lãnh đạo. Sự
lỏng lẻo trong công tác quản lý sẽ làm nảy sinh các tư tưởng tiêu cực hoặc chủ quan của người thừa hành. Thực tế cho thấy đã có rất nhiều vụ án kinh tế xảy ra do nguyên nhân buông lỏng công tác quản lý cán bộ và không làm tốt công tác giám sát việc thừa hành nhiệm vụ của nhân viên
Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngân hàng nói chung và đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng một cách toàn diện, liên tục, có hệ thống để không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, năng lực công tác, cán bộ yếu về mảng nào thì tăng cường đào tạo về mãng đó, không đào tạo tràn lan gây lãng phí về vật lực cho toàn ngành, chú trọng đào tạo các mãng nghiệp vụ tín dụng, phân tích tài chính, pháp luật, marketing, kỹ năng giao tiếp khách hàng kết hợp các hình thức đào tạo có thể là: đào tạo tại chỗ, đào tạo tập trung tại các trường đại học, đào tạo ngắn ngày, các lớp chuyên đề: ngoại ngữ, tin học, thẩm định dự án...NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi cần phải tăng cường đào tạo, tập huấn các kỹ năng cho đội ngũ cán bộ của các Hội đoàn thể, Tổ TK&VV đảm bảo hàng năm CBTD, cán bộ Hội đoàn thể và Tổ TK&VV đều phải được tham gia đào tạo để kịp thời cập nhật kiến thức và nắm vững quy trình tín dụng.
Ít nhất mỗi tháng phải họp toàn thể cán bộ nhân viên tín dụng một lần để đánh giá về công tác cho vay và đề ra kế hoạch công tác cho tháng tiếp theo, giao khoán công việc đến từng cán bộ. Chất lượng công việc của mỗi cá nhân và tập thể sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng công tác của cá nhân và trách nhiệm của người lãnh đạo trực tiếp. Qua đó bình xét tiền lương, tiền thưởng theo mức độ đóng góp của cá nhân hoặc xem xét việc bổ nhiệm lại, luân chuyển đối với cán bộ phụ trách.
Thường xuyên kiểm tra đột xuất về công tác huy động vốn và cho vay: Đối chiếu số dư tiền gửi, tiền vay trực tiếp với khách hàng, phỏng vấn khách hàng về quá trình vay tiền, gửi tiền tại NHCSXH. Công tác này có thể giao cho phòng Kiểm tra nội bộ thực hiện thường xuyên hoặc có thể trực tiếp Ban
lãnh đạo NHCSXH kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Tăng cường công tác kiểm soát hạn chế tiêu cực trong công tác cho vay: Hàng năm NHCSXH Tỉnh Quảng Ngãi phải đánh giá, phân công lại địa bàn quản lý cho vay theo nguyên tắc mỗi cán bộ tín dụng quản lý không quá 2 năm đối với một địa bàn cụ thể và không hoán đổi chéo lặp đi lặp lại về địa bàn quản lý giữa 2 cán bộ tín dụng cho nhau.