I Nguồn vốn nhận từ
CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃ
3.2.2.7. Năng cao chất lượng hoạt động quản trị
rủi ro và dự báo rủi ro
Việc tăng cường giám sát vốn vay là một trong những cách phòng ngừa hạn chế rủi ro khi cho vay có hiệu quả nhất. Do đó, chi nhánh phải thường xuyên tiến hành hoạt động kiểm tra và giám sát khoản vay. Đây là những hoạt động được thực hiện sau khi cấp tín dụng, nhằm hướng dẫn và đôn đốc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.
Có thể nói, hoạt động kiểm tra đôn đốc khách hàng chính là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, giúp chi nhánh ngăn chặn và tối thiểu hoá rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Xuất phát từ đối tượng phục vụ đặc thù của NHCSXH là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác mà NHCSXH phải đối mặt với nguy cơ về nợ xấu, rủi ro tín dụng. Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát là một khâu rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng cho vay; đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng là việc nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát.
Để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi cần tiếp tục hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát theo hướng:
Thứ nhất: Bên cạnh quy định hiện nay, Họp Ban đại diện HĐQT đầy
đủ, đúng định kỳ, cần quy trách nhiệm phụ trách đối với từng thành viên trong công tác kiểm tra giám sát của Ban đại diện HĐQT huyện theo địa bàn và lĩnh vực phụ trách, đảm bảo hoàn thành đúng chức trách nhiệm vụ đã được quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ban đại diện đã được Chủ tịch Hội đồng Quản trị NHCSXH ban hành.
Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ và hàng năm của BĐD HĐQT, NHCSXH, Hội đoàn thể làm ủy thác các cấp, một cách thật chi tiết và cụ thể, nhằm tạo điều kiện cho các thành viên BĐD HĐQT huyện, Hội đoàn thể làm ủy thác tham gia vào cuộc cùng với NHCSXH thực hiện các mục tiêu đề ra; đảm bảo thực hiện kiểm tra kiểm soát trên tất cả các
khâu của quá trình cho vay nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất .
+ Kiểm tra trước khi cho vay: Để hoạt động cho vay đạt kết quả tốt thì cán bộ phải kiểm tra thẩm định trước thông tin về nhân thân, tình hình tài chính của khách hàng, yếu tố pháp lý của khách hàng, thông tin quan hệ tín dụng trước đây nhằm đảm bảo đối tượng vay có đúng theo quy định của Nhà nước, mục đích sử dụng vốn vay.
+ Kiểm tra trong khi cho vay: Khi giải ngân cán bộ cho vay cần kiểm tra kiểm soát kỹ mục đích sử dụng vốn vay, đối chiếu toàn bộ hồ sơ giấy tờ của khách hàng và kiểm tra quá trình rút vốn vay, chuyển tiền thanh toán của khách hàng có phù hợp với mục đích vay hay không, có đủ căn cứ hợp pháp, hợp lệ hay không.
+ Kiểm tra sau khi cho vay: Sau khi phát vốn vay ngân hàng tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. Hội đoàn thể làm ủy thác, Tổ TK&VV thực hiện kiểm tra 100% các món vay mới trong vòng 30 ngày kể từ ngày giải ngân và kiểm tra đột xuất. Nếu khoản vay được kiểm soát chặt chẻ sẽ giảm thiểu được rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng
Thứ hai: Chi nhánhNHCSXH tỉnh Quảng Ngãi cần phải duy trì thường
xuyên việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, quy chế liên quan đến hoạt động của các bộ phận làm công tác tín dụng để kịp thời phát hiện các sai sót, sai phạm trong hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó đề ra biện pháp khắc phục kịp thời nhằm củng cố chất lượng tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.
Huy động cấp ủy, chính quyền các cấp, Trưởng thôn, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân cùng tham gia giám sát tính dụng chính sách xã hội, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, từ đó có giải pháp xử lý phù hợp với thực tế.
Thực hiện chính sách tín dụng một cách công khai, minh bạch, giảm bớt thủ tục, phát huy quyền dân chủ của người dân trong việc bình xét đối tượng thụ hưởng, hạn chế tới mức thấp nhất các tiêu cực phát sinh.
Thứ ba: Tăng cường công tác tự kiểm tra tại NHCSXH Tỉnh Quảng
Ngãi bằng hình thức kiểm tra chéo giữa các bộ phận, giữa các cán bộ.
Thứ tư: Ngân hàng cần phân loại nợ đúng thực trạng, trích đủ dự phòng
rủi ro và xử lý rủi ro kịp thời theo đúng chế độ quy định.
Thứ năm: Hạn chế nợ xấu bằng cách làm tốt công tác kiểm soát nợ và
kiểm soát đối tượng vay vốn; thường xuyên chú trọng chất lượng kiểm tra sử dụng vốn vay, đồng thời hạn chế nợ xấu mới phát sinh, tiếp tục giám sát và xử lý nợ xấu.