Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức CT-XH

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ CHO VAY tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 100 - 103)

I Nguồn vốn nhận từ

CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃ

3.3.3. Đối với cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức CT-XH

- Thực tiễn cho thấy, nơi nào được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao thì nơi đó chất lượng tín dụng chính sách được nâng cao và đạt kết quả tốt, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, nhân dân phấn khởi tin tưởng và đồng tình ủng hộ; ngược lại nơi nào có chính quyền địa phương đặc biệt là cấp xã thiếu quan tâm, chỉ đạo, có biểu hiện phó thác việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho NHCSXH các tổ chức hội, đoàn thể và tổ tiết kiệm và vay vốn, nơi đó chất lượng tín dụng chính sách trở nên yếu kém, nợ quá hạn cao, đời sống hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác gặp khó khăn, an sinh xã hội chưa được bảo đảm, nhân dân bất bình. Để thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước trong thời gian tới, chính quyền địa phương các cấp cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động NHCSXH.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc Quyết định số 401/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội để mọi tầng lớp nhân dân, Đảng viên, các cơ quan ban ngành biết để thực hiện.

- Đề nghị UBND cấp tỉnh, huyện, thị xã và thành phố tích cực tiếp tục trích từ nguồn tăng thu tiết kiệm chi ngân sách địa phương để chuyển sang NHCSXH bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các hộ chính sách khác tại địa phương.

- Đề nghị Chính quyền địa phương, tổ chức CT-XH các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc chấp hành đầy đủ các quy định về thành lập Tổ TK&VV, bình xét cho vay, xác nhận danh sách hộ nghèo đủ điều kiện vay; kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi tiền vay của người vay; thực hiện tốt các giải pháp thu hồi nợ đến hạn, quá hạn, kiên quyết không để xảy ra tình trạng chây ỳ, tham ô, chiếm dụng vốn, thực hiện tốt công tác bình xét cho vay đúng đối tượng thụ hưởng. Các tổ chức CT-XH phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung được ủy thác; phối hợp chặt chẽ với NHCSXH và chính quyền địa phương trong công việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội, hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn.

- Tăng cường vai trò giám sát của Ban đại diện Hội đồng quản trị, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp về hoạt động của NHCSXH.

- Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã có biện pháp xử lý kiết quyết những hộ trây ỳ, hộ có nợ ngân hàng trước khi chuyển khỏi địa phương hoặc rời khỏi địa phương đi làm ăn xa.

- Đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát huy vai trò tập hợp lực lượng, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân đối với công tác xóa đói giảm nghèo.

- Nâng cao vai trò của Ban xóa đói giảm nghèo và các tổ chức tương hỗ, hình thành các tổ vay vốn hoạt động thật sự tốt để hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ nghèo. Cần coi NHCSXH là ngân hàng của

chính tổ chức mình, thực sự chăm lo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để NHCSXH hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ được giao. Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp tiến hành củng cố, đào tạo, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức hội, đoàn thể cơ sở và tổ tiết kiệm vay vốn trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác đối với NHCSXH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở chiến lược phát triển DV đến năm 2025 và thực trạng phát triển DV tại NHCSXH , để góp phần giúp NHCSXH đạt được mục tiêu trong dài hạn để đưa NHCSXH trở thành một ngân hàng có DV phát triển cả về số lượng và chất lượng phù hợp cho các phân đoạn khách hàng mục tiêu được xác định, luận án đã đưa các giải pháp để phát triển DV tại NHCSXH. Đồng thời luận án cũng đưa ra những kiến nghị đối với chính phủ và Ngân hàng CSXHVN, đối với cấp ủy chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội, nhằm hỗ trợ việc phát triển DVNH tại NHCSXH.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ CHO VAY tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 100 - 103)