I Nguồn vốn nhận từ
CHÍNH SÁCH TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NGÃ
3.3.2. Đối với Ngânhàng Chính sách xã hội ViệtNam
- Hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý đối với các hoạt động của NHCSXH; Chỉnh sửa, bổ sung các chính sách dẫn đến những tồn tại phát sinh từ thực tiễn trong những năm qua. Nổi lên là: hoạch định chính sách tạo lập nguồn vốn ổn định, bền vững, cơ chế xử lý nợ rủi ro khách quan, cơ chế tài chính ngành theo hướng nâng cao tính tự chủ, giảm dần tính thụ động trong tổ chức chỉ đạo, điều hành. Nguồn vốn theo kế hoạch hàng năm phải được ghi vào danh mục chi ngân sách được Quốc hội phê chuẩn. Có qui định cụ thể về tỉ lệ đóng góp thống nhất trong toàn quốc đối với nguồn vốn tăng thu, tiết kiệm chi thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương để lập quỹ cho vay ưu đãi thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi địa phương. Đồng thời nghiên cứu cụ thể hơn nữa chính sách đa dạng hóa các nguồn vốn để huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tài chính, ngân hàng,
nguồn đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, có cơ chế cho phép NHCSXH được trực tiếp nhận nguồn vốn ODA.
- Thể chế hóa và cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm pháp lý của các bộ phận tham gia công tác quản lý nguồn vốn tín dụng ưu đãi là Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị, các tổ chức nhận ủy thác, tổ Tiết kiệm và vay vốn và đặc biệt là chính quyền cấp xã, người được giao nhiệm vụ điều tra, phân loại hộ nghèo, hộ được thụ hưởng chính sách xã hội khác và trực tiếp quản lý danh sách phân loại đó.
- Những năm qua, Chi nhánh đã nhận được sự quan tâm rất lớn của NHCSXH Việt Nam về việc phát triển dịch vụ cho vay cũng như hỗ trợ nguồn vốn cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu về nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm vẫn còn bức xúc, mức cho vay bình quân còn thấp, nhiều hộ đúng đối tượng vẫn chưa được vay vốn, đề nghị NHCSXH Việt Nam tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để phát triển dịch vụ cho vay cần phải tăng thêm nguồn vốn để chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi thực hiện tốt hơn nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhân viên trực tiếp giao dịch với khách hàng. NHCSXH Việt Nam cần kết hợp chặt chẽ phương thức đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp cho hoạt động tín dụng ưu đãi ngày càng được nâng cao.
- Tiếp tục đầu tư hệ thống công nghệ thông tin từ trung ương đến địa phương để quản lý tốt trong việc giám sát từ xa nhằm cảnh báo những tồn tại sai sót để chấn chỉnh kịp thời trong quản lý cho vay, thu nợ…
- Tiếp tục thực hiện cắt giảm thủ tục hành chính trong quy trình cho vay; đề nghị các bộ, ngành trung ương xem xét giảm bớt một số thủ tục trong xử lý
rủi ro tại NHCSXH.
- Đề nghị NHCSXH xem xét trình các Bộ, ngành có liên quan có thể trích một phần phí quản lý cho Trưởng ban nhân dân thôn, vì đây là một thành phần rất quan trọng trong việc bình xét cho vay, đối tượng vay vốn, hướng dẫn sử dụng vốn vay và đôn đốc thu nợ…
- Xem xét mở thêm các dịch vụ gửi tiền tiết kiệm linh động hơn, thu hút hơn theo lãi suất huy động thương mại của các tổ chức, cá nhân tại các điểm giao dịch tại xã để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân. Vì đây là một kênh huy động vốn rất tốt, đồng thời giải quyết được chỉ tiêu vốn huy động được Chính phủ cấp bù hàng năm.