Từ kết quả quan sát, nghiên cứu tài liệu, báo cáo, kết quả khảo sát và phỏng vấn trực tiếp, tác giả nhận thấy rằng trong nhiều năm qua, Trung tâm chưa có sự quan tâm, tìm hiểu và chủ động thực hiện việc xây dựng thương hiệu của mình. Với đặc thù là cơ quan nhà nước, được giao đầu mối triến khai thực hiện các chính sách, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của Thành phố, Trung tâm cứ xây dựng kế hoạch hàng năm và triển khai theo cách hoặc tự
mình triển khai, hoặc đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện, tùy theo từng nội dung, nhiệm vụ. Việc xác định các mục tiêu và kế hoạch công việc cụ thể của Trung tâm từng năm được căn cứ theo các chương trình, kế hoạch, chỉ đạo liên quan cùa Thành phố Hà Nội và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cùng với đó, mặc dù là đơn vị sự nghiệp nhưng Trung tâm vần được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên (tiền lương, công tác phí, điện nước...), nên thu nhập của viên chức nhân viên Trung tâm mặc dù chưa cao nhưng vần đảm bão ổn định.
Vì vậy, việc nhận thức và hoạch định một chiên lược thương hiệu bài• 7 • • • • • • •
bản, có tác dụng đóng góp vào sự vững mạnh và phát triển của Trung tâm trong thời kỳ mới từ trước đến nay chưa được quan tâm, kề cả từ cấp Lãnh đạo Trung tâm đến cấp phòng và đội ngũ viên chức, nhân viên. Trung tâm chưa nhận thức rõ được giá trị, vai trò đóng góp của thương hiệu Trung tâm đối với sự tồn tại và phát triển của Trung tâm trong thời kỳ mới, đặc biệt là giai đoạn 2021 - 2026, khi mà lộ trình tự chủ 100% đối với đơn vị sự nghiệp công lập được Thành phố quyết tâm thực hiện và áp lực triển khai tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định của Luật Hồ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.