Phát triển truyền thông thương hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu của trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp hà nội giai đoạn 2021 2026 (Trang 87)

Qua điều tra khảo sát, tác giả thống kê mức độ nhận biết thương hiệu của Trung tâm qua một số kênh. Kết quả sơ bộ được tổng họp như tại bảng 3.1.

Băng 3.1: Thống kê mức độ nhận biết thương hiệu qua các kênh

TT NÔI DUNGTỶ

1 Các lớp đào tạo kiến thức cho doanh nghiệp 38

2 Hôi thảo• 29

3 Báo và tạp chí 04

4 Đài Truyền hình và Đài phát thanh 08

5 Internet 40

6 Biển hiệu trong nhà /Ngoài trời 20

7 Đội ngũ viên chức, nhân viên Trung tâm 33

8 Tờ rơi, brochure giới thiệu dịch vụ 25

9 Các vật dụng, quà tặng 10

Các hoạt động khác 3

\--- 7

(Nguôn: Từ kêt quả khảo sát của tác giả)

Qua bảng 3.1, có thể thấy kênh giúp doanh nghiệp, đối tác nhận biết đến Trung tâm nhiều nhất là qua Internet và các chuỗi hội thảo do Trung tâm tổ chức, tiếp đến là qua trực tiếp đội ngũ viên chức, nhân viên của Trung tâm.

Tỷ lệ nhận biết qua Internet đạt tới 40%, vượt khá xa so với các kênh được coi là truyền thông như qua báo chí, đài phát thanh và truyền hình. Đứng thứ hai trong số các kênh thu hút sự chú ý là các lớp đào tạo kiến thức cho doanh nghiệp, với tỷ lệ 38%. Đây cũng là một nội dung hoạt động khá hiệu quả và ổn định nhất của Trung tâm trong những năm vừa qua, và là một trong những hoạt động khiến cộng đồng doanh nghiệp biết tới và nhớ đến

Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội. Thực tế này phù hợp với kết quả khảo sát của tác giả về kết quả nhận biết cùa cộng đồng đối với Trung tâm qua các kênh khác nhau.

Hai kênh khác cũng có tỷ lệ nhận biết tương đối lớn là Hội thảo và qua đội ngũ viên chức, nhân viên của Trung tâm, với lần lượt tỷ lệ là 29% và 33%.

Các kênh khác như hệ thống biển hiệu, báo chí, đài phát thanh, tờ rơi, hoạt động khác có tỷ lệ nhận biết từ thấp đến khá thấp (cao nhất 20%, thấp nhất 3%).

Kết quả khảo sát này cho thấy, tỷ lệ nhận biết đến thương hiệu của Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội cao đang nằm ở các kênh có sự tương tác trực tiếp (hoặc trực tuyến) giữa viên chức, nhân viên của Trung tâm với khách hàng như: các lóp đào tạo, hội thảo, trên internet qua các nhóm, cộng đồng doanh nghiệp mà Trung tâm thành lập và điều hành, và trực tiếp qua đội ngũ viên chức, nhân viên của Trung tâm. Các kênh còn lại như báo chí, đài phát thanh truyền hình, tờ rơi giới thiệu, hệ thống biển hiệu tại trụ sở, thiết kế website, email.v.v... có tỷ lệ nhận biết khá thấp, chưa đem lại hiệu quả.

3.2.7. Đánh giá và bảo vệ thương hiệu

Qua quan sát, khảo sát và phỏng vấn cho thấy, Trung tâm nhìn chung chưa chú trọng đến việc phát triển thương hiệu, chưa giao bộ phận chủ trì đầu mối phụ trách việc này. Việc cố gắng đẩy mạnh các kết quả hoạt động, kết quả tư vấn, hồ trợ doanh nghiệp mới chỉ đang được thúc đẩy từ các khía cạnh khác, khía cạnh đầu tư quan tâm xây dựng thương hiệu còn đang bỏ ngỏ.

Việc xây dựng thương hiệu nội bộ cũng không được chú trọng. Vì không làm tốt thương hiệu nội bộ nên dẫn đến sự lan tỏa thương hiệu còn mờ nhạt, hạn chế, thậm chí các bộ phận còn có tình trạng dẫm chân nhau trong một số hoạt động. Trung tâm cũng chưa có phương thức quản trị thương hiệu để việc đánh giá và bảo vệ thương hiệu được làm tốt. Hiện nay mặc dù đã có

những nhận thức mới và ý thức thay đôi, tuy nhiên tâm lý là “người nhà nước”, tâm lý “bao cấp” trông chờ vào Nhà nước vẫn còn hiện hữu khá nhiều trong một số viên chức, nhân viên của Trung tâm, kể cả cán bộ lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng. Vì vậy, việc đánh giá và bảo vệ thương hiệu của Trung tâm vần còn nhiều hạn chế, còn nhiều nội dung phải hoàn thiện.

3.3. Đánh giá chung về xây dựng thương hiệu của Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội

3.3.1. Những thành công đạt được

Một là, về việc hoạch định chiến lược thương hiệu. Đen thời điểm này, Ban lãnh đạo Trung tâm đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu và coi đây là nhiệm vụ cần phải thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2026, là giai đoạn Trung tâm sẽ phải thực hiện tự chủ kinh phí

100% theo yêu cầu của Thành phố.

Hai là, với công tác định vị thương hiệu, với những kết quả đạt được trong giai đoạn trước, và yêu cầu, tinh thần chỉ đạo của Chính phù, Thành phố về hồ trợ phát triển doanh nghiệp cũng như xu thế đẩy mạnh họp tác của cộng đồng doanh nghiệp, hiện Trung tâm đã nhận thức được vai trò và vị trí “trung tâm”, “đầu mối” hội tụ, kết nối và lan tỏa các nguồn lực để hồ trợ phát triển doanh nghiệp của mình. Từ đó giúp xác định được các bước đi tiếp theo để xây dựng tốt thương hiệu, góp phần quan trọng để Trung tâm tiếp tục duy trì kết quả hoạt động đã có và đẩy mạnh hơn, nâng cao hơn vị thế và giá trị của mình trong hệ sinh thái hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Ba là, trong công tác xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, dù còn hạn chế nhưng đã cỏ những tín hiệu sáng khi các hoạt động có tính tương tác trực tiếp giữa Trung tâm với khách hàng đều chiếm tỷ lệ nhận biết cao.

Bốn là, đội ngũ cán bộ viên chức của Trung tâm có tuổi đời trẻ nhưng

lại có sô năm công tác tương đôi lâu, trung bình từ 7-8 năm, do đó có điêu kiện thuận lợi để triển khai đẩy mạnh hiệu quả của công tác xây dựng thương hiệu trong giai đoạn 2021 - 2026.

3.3.2. Nhũng tồn tại hạn chế

Một là, nhận thức về thương hiệu, vai trò và đóng góp của thương hiệu vào kết quả hoạt động cùa Trung tâm Hồ trợ doanh nghiệp Hà Nội còn rất hạn chế, mới bắt đầu có sự thay đổi, chưa có nhận thức đầy đủ và rõ nét, chưa thực sự tạo được biến chuyển thành hành động cụ thể, càng chưa được triến khai bài bản và chuyên nghiệp, hiệu quả.

Hai là, việc định vị thương hiệu còn có sự khó khăn khi đối tượng phục vụ và triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp là rộng rãi tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội, bao gồm cả doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp đã thành lập từ lâu. Chính phạm vi đối tượng rộng này có thể khiến việc định vị thương hiệu một cách chính xác và hiệu quả sẽ gặp khó khăn trong thời gian đầu triển khai.

Ba là, hệ thống nhận diện thương hiệu của Trung tâm còn khá sơ sài. Những yếu tố cơ bản nhất của hệ thống nhận diện thương hiệu như logo và

slogan của Trung tâm còn chưa có, hiện vẫn đang sử dụng logo của cơ quan chủ quản. Điều này cho thấy để có thể có được logo của riêng mình, nhất là khi Trung tâm sắp phải thực hiện tự chủ 100% kinh phí trong giai đoạn 2021- 2026, là còn một con đường khá dài từ nhận thức đến hành động và kết quả thực tế.

Bốn là, việc phát triển truyền thông thương hiệu được thực hiện tự phát, thiếu cơ sở khoa học, hoặc không đồng bộ, phụ thuộc vào nhận thức và thái độ, tinh thần trách nhiệm riêng của từng cán bộ, từng bộ phận. Trung tâm chưa có hệ thống quy tắc, quy định cụ thể và đầy đủ khi triển khai các hoạt động truyền thông thương hiệu song song hoặc lồng ghép cùng với các hoạt

động, nhiệm vụ khác.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Do đặc thù là cơ quan nhà nước được cấp 100% ngân sách hoạt động, các yếu tố như tên gọi, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, v.v... đều được quy định chặt chẽ bởi quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, uy tín và độ tin cậy đã được đảm bào ở mức độ nhất định. Do đó, áp lực phải tìm kiểm khách hàng, củng cố hình ảnh, uy tín qua việc xây dựng thương hiệu trong giai đoạn trước kia như nhiều đơn vị sự nghiệp công lập khác là chưa cao, dẫn đến nhận thức về vấn đề này còn hạn chế. Bên cạnh đó, về kinh phí cho hoạt động xây dựng thương hiệu, Trung tâm còn bị bó buộc bời các nhiệm vụ chi trong dự toán ngân sách hàng năm, trong khi đó nguồn thu từ dịch vụ khác của Trung tâm chưa nhieeufm khó bố trí nguồn ngân sách riêng để triển khai cho công tác này.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, về nhận thức. Đây là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất. Do là đơn vị sự nghiệp nhà nước mới bắt đầu trong giai đoạn chuyển thành tự chủ, tự lo 100% kinh phí chi thường xuyên nên việc nhận thức về xây dựng thương hiệu để củng cố hoạt động, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ của Trung tâm chưa được đầy đủ, chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu. Đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng và yêu cầu hợp tác ngày càng mạnh mẽ, chi có một thương hiệu uy tín và mạnh mẽ thì Trung tâm Hồ trợ doanh nghiệp Hà Nội mới có thể thu hút nhiều nguồn lực và dễ dàng triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mà mình đảm nhận, từ đó giúp ích cho cộng đồng doanh nghiệp và đem lại lợi ích cho chính Trung tâm.

Hai là đội ngũ viên chức, nhân viên của Trung tâm. Mặc dù khá đông

và có trình độ, được đào tạo cơ bản, tuy nhiên nhận thức vê thương hiệu và kỳ năng, kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu còn khá hạn chế, cần nhiều thời

gian đào tạo, bồi dưỡng và vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Trong các nguyên nhân trên, có thể thấy nguyên nhân chủ quan là quan trọng nhất, mang tính quyết định. Do đó trong giai đoạn 2021 - 2026, Trung tâm Hồ trợ doanh nghiệp Hà Nội cần khắc phục triệt để các nguyên nhân này, nhận thức rõ thực trạng và kết quả đang có, từ đó đề ra các giải pháp hành động phù hợp và hiệu quả để đưa công tác xây dựng thương hiệu của Trung tâm lên một tầm cao mới.

CHƯƠNG 4.

CÁC GIẢI PHÁP NHẢM XÂY DƯNG THƯƠNG HIỆU CỦA TRUNG TÂM HỎ TRỢ DOANH NGHIỆP HÀ NỘI

TRONG GIAI ĐOẠN 2021 - 2026

4.1. Định hướng, xu thế và yêu cầu của công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nói chung trong giai đoạn 2021 - 2026:

4.1.1. Quan điểm, chủ trương của Chính phủ và Thành phổ Hà Nội

4.1.1.1. Quan điểm, định hướng của Chính phủ:

Đối mới tư duy quản lý nhà nước về doanh nghiệp khu vực tư nhân, theo đó Nhà nước coi doanh nghiệp vừa là khách hàng được phục vụ, vừa là đối tượng quăn lý. Nhà nước bảo đảm sự ổn định, nhất quán, dễ dự đoán của

chính sách, ốn định kinh tế vì mô; cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thuận lợi, an toàn và thân thiện; bảo đảm quyền bình đắng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực và đầu tư kinh doanh.

Phát triển doanh nghiệp khu vực tư nhân hiệu quả, bền vững, đảm bảo kết họp chặt chẽ, họp lý và hài hòa giữa hiệu quả kinh tế với trách nhiệm xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Khuyến khích phát triến doanh nghiệp tư nhân có quy mô vừa và lớn; xây dựng các thương hiệu mạnh của Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.

Rà soát, đổi mới cách thức và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị đầu mối thực hiện công tác hồ trợ doanh nghiệp của các bộ ngành, địa phương trên cả nước.

(Nguồn: Bảo cáo tông kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chỉnh phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm

2020 - kèm theo Công văn sổ 1059/BKHĐT-PTDN ngày 01/3/2021 của Bộ Ke hoạch và Đầu tư).

4.1.1.2. Quan điêm, chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phô Hà Nội:

Tích cực triển khai và cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn 2021 - 2026 với bối cảnh dịch COVID-19 còn kéo dài cùng nhiều nguy cơ, thách thức khác.

Chủ động, sáng tạo, vận dụng mọi nguồn lực của Thành phố đề thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ để đảm bảo tính toàn diện, tương hỗ, sát thực với nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, gia tăng hiệu quả hỗ trợ. Trong đó một trong những trọng tâm là việc nâng cao hiệu quả, chất

lượng hoạt động của các đơn vị trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, trong đó có Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội với tư cách là đơn vị tổng hợp, đầu mối. Quan tâm xây dựng Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội trở thành một tâm điểm triển khai mạnh mẽ các chính sách hồ trợ doanh nghiệp của Thành phố, thành nơi hội tụ, kết nối các nguồn lực trí tuệ và vật chất từ các cơ quan, tồ chức, cá nhân chuyên gia từ Trung ương đến địa phương, trong nước và quốc tế, từ đó lan tỏa các giá trị này để đáp ứng kịp thời, nhiều nhất và tốt nhất các nhu cầu đa dạng của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

4.1.2. Định hướng phát triển của Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội giai đoạn 2021 - 2026

Thứ nhất, đưa Trung tâm Hồ trợ doanh nghiệp Hà Nội thành một đơn vị hỗ trợ doanh nghiệp tiêu biểu của Thủ đô, một trung tâm hồ trợ doanh nghiệp hàng đầu của khu vực phía Bắc. Là nơi tập trung triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ và của Thành phố Hà Nội tới cộng đồng doanh nghiệp.

Xây dựng Trung tâm Hồ trợ doanh nghiệp Hà Nội thành một thực thể vừa triển khai tốt các chính sách, chương trình hồ trợ doanh nghiệp của Nhà nước, vừa hấp thụ đầy đủ thực tiễn đời sống doanh nghiệp để có những đánh

giá, phản biện và đê xuât chính xác, hiệu quả tới Thành phô và Chính phủ nhằm xây dựng tốt các chính sách, quy định liên quan tới hoạt động thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ hai, Trung tâm Hồ trợ doanh nghiệp Hà Nội không chỉ có phạm vi hoạt động trong địa bàn Thành phố Hà Nội mà còn mở rộng hoạt động của

mình tới các tỉnh, thành phố khác trên cả nước, tùy theo từng chính sách, từng chương trình hồ trợ và nhu cầu của các doanh nghiệp (doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

Thứ ba, đối tượng để Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội phục vụ và triển khai các hoạt động không chỉ đơn thuần là các doanh nghiệp mà còn bao gồm cả các cơ quan, tố chức, cơ sở giáo dục, đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài khu vực nhà nước, các chuyên gia, tổ chức trong các lĩnh vực liên quan như: tài chính tín dụng, luật, khoa học công nghệ, tư vấn quản trị,... với mục đích tận dụng tối đa nguồn lực từ các cơ quan, tổ chức và chuyên gia này để

xây dựng nên các chương trình, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng và hiệu quả, đáp ứng được đầy đù nhất nhu cầu của doanh nghiệp, tạo ra giá trị, lợi ích bền vững và thúc đẩy sự phát triển cho các bên.

Thứ tư, quy mô số lượng doanh nghiệp biết đến và được thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp các chính sách, hoạt động hỗ trợ do Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội triển khai hoặc phối hợp triển khai ngày càng tăng lên, tương

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu của trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp hà nội giai đoạn 2021 2026 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)