b. Những yếu tố tạo nên chi phí phải trả của khách hàng
2.3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trường
Trường Đại học Duy Tân nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, một thành phố ven biển lớn nhất miềnTrung, có rất nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, khí hậu, giao thông và cơ sở hạ tầng. Không những thế Đà Nẵng còn là cửa ngõ đi đến các di tích văn hoá thế giới như cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và nhiều thắng cảnh nổi tiếng khác như biển Non Nước, Ngũ Hành Sơn, khu nghỉ mát Bà Nà…
Trong không gian thanh bình đầy nắng và gió, Đại học Duy Tân trở thành nơi lý tưởng để học tập, vui chơi và chắp cánh cho bao ước mơ của các bạn trẻ. Được thành lập từ năm 1994, Đại học Duy Tân là trường Đại học Tư Thục Đầu Tiên Và Lớn Nhất Miền Trung. , Đại học Duy Tân đang từng ngày vươn lên cùng thành phố với khát vọng đổi mới theo hướng hiện đại. Xây dựng văn hóa Duy Tân thành động lực trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng của toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên đại học Duy Tân, làm cốt lõi của văn hóa tổ chức, trong đó mọi thành viên tự nguyện chia sẻ, sẵn sàng làm hết mình để thực hiện.
Khẩu hiệu hành động: “Tất cả vì quyền lợi học tập và việc làm của sinh viên gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên”.
Trường Đại học Duy Tân được thành lập vào ngày 11/11/1994 theo Quyết định Số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đại học Duy Tân là trường Đại học Tư thục đầu tiên và lớn nhất miền trung đào tạo đa bậc, đa ngành đa lĩnh vực.
Với những bước đi thiết thực và hiệu quả trong công tác dạy và học, những thành tựu to lớn mà trường Đại học Duy Tân từ các bước tiến như sau :
• Ngày 15/08/1992
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 15/08/1992, các Ông, Bà: Lê Công Cơ, Lê Phước Thúy, Nguyễn Thị Lộc đã tổ chức họp và đồng thuận, cùng nhau hình thành vận động thành lập trường Đại Học Tư Thục Miền Trung và cử Ông Lê Công Cơ làm trưởng ban vận động.
• Ngày 15/09/1993
Một năm sau ngày ra mắt ban vận động, ngày 15/08/1993, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ra quyết định Thành lập Hội Đồng Sáng Lập Trường Đại học Tư Thục Miền Trung(tiền thân của trường Đại học Duy Tân) và cử Ông Lê Công Cơ Làm Chủ Tịch.
• Ngày 11/11/1994:
Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định số 666/Ttg cho phép thành lập Trường Đại Học Dân Lập Duy Tân. Từ đây trường đại học Duy Tân chính thức ra đời.
• Ngày 23/01/1995:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ra quyết định công nhận Ông Lê Phước Thúy làm Chủ tịch Hội Đồng Quản trị và ông Lê Công Cơ làm Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Duy Tân.
• Ngày 01/11/1996:
Bộ Giáo dục & Đào tạo ra quyết định công nhận Ông Lê Công Cơ làm Chủ tịch Hội Đồng Quản trị và GS.TSKH Đặng Văn Luyến làm Hiệu trưởng nhà trường.
• Ngày 09/03/2007:
Bộ GD&ĐT kí quyết định số 1196/QĐ – BGĐT cho phép 30 trường đại học và cao đẳng đài tạo chương trình liên thông, trong đó có đại học Duy Tân. Đánh dấu bước chuyển biến mới trong công tác mở rộng hình thức đào tạo của nhà trường.
Lãnh đạo trường ĐH Duy Tân kí kết hợp tác với địa diện trường Đại học Carnegie Mellon(Hoa Kì) trong chương trình CMU. Đánh dấu bước phát triển về chiều sâu của nhà trường trong quan hệ hợp tác với quốc tế.
• Ngày 16/06/2008:
Hiệu trưởng ĐH Duy Tân kí quyết định ban hành qui định đào tạo đại học và cao đẳng chính qui theo hệ thống tín chỉ, thay thế cho hính thức đào tạo theo niên chế trước đây.
• Ngày 16/01/2009:
Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 83/QĐ – Ttg giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ cho trường ĐH Duy Tân. Đánh dấu bước phát triển mới trong công tác đào tạo tại nhà trường.
• Tháng 05/2009:
Trường ĐH Duy Tân được Bộ GD&ĐT tiến hành kiểm định chất lượng đào tạo quốc gia. ĐH Duy Tân là một trong số các ít trường được Bộ kiểm định trong năm 2009.
• Ngày 17/01/2010:
Trường ĐH Duy Tân chính thức kí kết chương trình tiên tiến về ngành Quản trị Kinh doanh và ngành Kế toán với trường Đại học Penn State (PSU) của Hoa Kì. Chương tình liên kết với PSU đánh dấu sự phát triển đột phá về phương diện hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng đào tạo các khối ngành kinh tế tại trường ĐH Duy Tân.
• Ngày 10/02/2010:
Trường ĐH Duy Tân đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác GD&ĐT từ năm 2004 - 2005 đến 2008 - 2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
• Ngày 1/09/2010:
Tại hội nghị tổng kết năm 2009 - 2010 khối các trường đại học - cao đẳng, trường ĐH Duy Tân vinh dự được Bộ GD&ĐT tặng Cờ Thi đua vì đã có thành tích xuất sắc trong năm.
Tại lễ kỉ niệm 17 năm thành lập trường ĐH Duy Tân, trường ĐH Duy Tân đã nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2009 - 2010.
• Ngày 05/07/2013:
Sau chương trình đào tạo tiến sĩ Quản trị kinh doanh, trường ĐHDuy Tânchính thức được Bộ GD&ĐT cấp phép đào tạo tiến sĩ ngành khoa học Máy tính theo quyết định 2472/QĐ-BGDT.
• Ngày 3/12/2014:
Diễn ra lễ kí kết hợp tác đào tạo Chương trình Du học tại chỗ giữa trường ĐH Upper Iowa và trường ĐH Duy Tân. Tham gia chương trình đào tạo này, sinh viên sẽ học toàn bộ 4 năm tại trường ĐH Duy Tân và nhận bằng ĐH do trường ĐH Upper Iowa cấp.
• Ngày 10/06/2015:
Diễn ra lễ kí kết hợp tác đào tạo Chương trình Du học 2+2 giữa trường ĐH Duy Tân với trường ĐH Purdue, Calumet (Hoa Kì).
• Năm 2019:
Trường đạt chuẩn Quốc gia và nằm trong tốp 400 trường đại học tốt nhất Châu Á theo xếp hạng của QS vào năm 2019 , được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất vào năm 2019 nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Trường. Có ít nhất 02 ngành đạt chuẩn quốc tế ABET vào năm 2019 và một số ngành đạt chuẩn ABCSP, KAAB trong các năm tiếp theo.
• Từ năm 2020 - 2021
Năm 2020 - 2021, nằm trong TOP 400 trường đại học tốt nhất Châu Á theo QS Rankings.
Năm 2020 - 2021, xếp thứ 3/4 Đại học của Việt Nam (thứ 1.659 thế giới) trên bảng xếp hạng các Đại học trên Thế giới – CWUR
Năm 2020 - 2021, xếp thứ 2/12 Đại học của Việt Nam (thứ 770 thế giới) trên bảng xếp hạng theo Học thuật - URAP
Năm 2019, trường đại học xếp thứ hai của Việt Nam trên bảng xếp hạng Nature Index
Năm 2021, xếp thứ 3 đại học của Việt Nam (thứ 1.466 thế giới) trên bảng xếp hạng Webometrics