- Mô hình hồi quy tương quan của các nhân tố ảnh hưởng đến nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm
3.3. NGUỒN DỮ LIỆU, PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU
LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU
1 Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu
Liên quan đến mục tiêu nghiên cứu thì nguồn dữ liệu bao gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp được thu thập từ các nguồn:
- Dữ liệu thứ cấp: Từ các tạp chí, luận văn, công trình NCKH, các báo cáo
tổng kết đã được công bố
- Dữ liệu sơ cấp: Thông qua việc phỏng vấn, trao đổi với các cán bộ nhân viên
có kinh nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân.
+ Đối với các nguồn dữ liệu từ tài liệu: Nhóm tác giả đã tiếp cận được dưới dạng các số liệu từ Cục thống kê về tình hình đăng ký và học tập của các sinh viên tại trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân.
+ Đối với dữ liệu thu thập từ kết quả thảo luận, phỏng vấn: Những dữ liệu này
sẽ được hệ thống lại trên những tiêu chí, nội dung phù hợp với mục đích nghiên cứu để nhờ chuyên gia góp ý.
2 Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu định tính
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, trước tiên qua tìm hiểu, tiếp xúc và đánh giá mức độ chuyên sâu của các giảng viên tin học, danh sách các giảng viên dự kiến sẽ được thiết lập gồm 10 giảng viên. Sau khi tiếp xúc và trao đổi với các giảng viên về mục đích nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài, nhận thấy rằng để đảm bảo tính khoa học và khách quan của kết quả nghiên cứu, các đối tượng được phỏng vấn phải là những giảng viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy đặc biệt là lĩnh vực tin học.