- Ngoài ra để khẳng định sự hài lòng tổng thể và mức độ tin cậy của sinh viên đối với nhà trường, bảng hỏi cũng đưa ra thêm 3 câu để đánh giá
d. Thang đo các thành phần Khả năng phục vụ:
5.2.2. Đối với đội ngũ giảng viên
Số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên tác động trực tiếp đến quá trình đào tạo của trung tâm. Nhìn vào trình độ của các giảng viên có thể thấy được chất lượng kiến thức mà trung tâm đó đào tạo tới học viên. Vì vậy, đội ngũ giảng viên có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự uy tín, thành bại của một trung tâm.
Chúng ta cần phải không ngừng đào tạo, trau dồi và thu thập nguồn kiến thức mới, không chỉ là kiến thức trong sách mà những kiến thức thực hành về những giải pháp học thuộc, ứng dụng để hướng dẫn các học viên chọn được phương pháp phù hợp với từng người. Giảng viên giảng dạy tại trung tâm tin học đều có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn tin học mình giảng dạy, song các giảng viên của trung tâm cũng nên không ngừng cập nhật kỹ năng cho bản thân, từ kỹ năng giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho đến tự nâng cao hiểu biết thực tế cho bản thân, nhằm đưa những minh hoạt sát với đời sống vào giảng dạy, giúp sinh viên tiếp thu tốt cả bài học trên lớp và thực hành thực tế. Đào tạo và bồi dưỡng giảng viên trong bối cảnh hiện nay nhằm giải quyết căn bản, toàn diện những vấn đề bất cập trong đội ngũ giảng viên nhằm hướng đến phát triển toàn diện các mặt cốt yếu của việc đánh giá năng lực giảng viên như thành thạo 4 kĩ năng Word, Excel, Powerpoint, Access.
Tuyển những giảng viên mới có năng lực, đảm bảo có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm của Bộ Giáo dục cấp, bằng tin học,.. Khuyến khích giảng viên sử dụng nhiều công nghệ hơn vào trong giảng dạy, đưa ra những bài học sống động trong giờ học. Sử dụng phương tiện internet để giao lưu miễn phí với học viên, trao đổi thêm kiến thức ngoài giờ học tại trung tâm.
Không ngừng hoàn thiện về phẩm chất, đạo đức lối sống nhà giáo, khả năng gợi mở niềm ham thích học tin học của các học viên. Giảng viên nên có thái độ gần gũi, thân thiện với học viên của mình, không nên tạo áp lực học tập thông qua điểm số hay những răn đe, thay vào đó là chỉ ra những điểm tốt thực sự mà tin học mang lại cho học viên trong cuộc sống sau này, từ đó sẽ tạo cho học viên ý muốn chủ động học tập, học tập vì muốn tự phát triển bản thân mình.
Đảm bảo yêu cầu cơ cấu trình độ đào tạo và chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ cơ hữu thỉnh giảng hợp lý theo qui định, đáp ứng yêu cầu về năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên trong bối cảnh hiện nay. Số lượng giờ học của học viên tại trung tâm phải được đảm bảo, đủ tiết, đủ giờ để có thể cung cấp lượng kiến thức vững chắc cho học viên. Trong quá trình giảng dạy phải luôn đảm bảo công bình với các sinh viên bằng việc công khai thành tích điểm số một cách chính xác. Song song đó là hỗ trợ giúp đỡ những sinh viên bị cấn giờ học hay thi cử với lý do chính đáng, tạo điều kiện học bù hay thi lại để học viên không bị thiệt thòi.
Người ta thường nói nghề giáo là nghề “gõ đầu trẻ” nhưng với giảng viên đại học thì không phải là “gõ đầu trẻ” mà là “gõ đầu thanh niên” - những người đã hoàn toàn trưởng thành về mặt sinh học và nhận thức xã hội.
Học + Hành + Chia sẻ = Thông tuệ
Thực tế, với sự phát triển như vũ bão của CNTT ngày này, việc các bạn sinh viên cập nhật các kiến thức cơ bản về chuyên ngành đào tạo đã không còn khó khăn như trước. Vì vậy, giảng viên cần phải liên tục học hỏi, đào sâu và mở rộng kiến thức chuyên môn, tìm kiếm, nghiên cứu những khía cạnh mới liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ của mình. Học không chỉ là trên sách vở, tài liệu chuyên ngành mà còn là từ chính các bạn sinh viên, bạn bè, gia đình và xã hội.
Theo như khảo sát cho thấy 92,8% học viên đồng ý rằng giảng viên khi giảng dạy tại trung tâm có tương tác tốt với sinh viên. Giảng viên cần thay đổi phương pháp giảng của bạn nếu như đang áp dụng phương pháp giảng một chiều tức là chỉ có một mình bạn “độc thoại” trên lớp, còn các bạn sinh viên thì không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào, nhiệm vụ của họ là chép và chép. Lớp học sẽ sôi nổi và mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều nếu các bạn sinh viên được tham gia nhiều hơn vào các bài tập thực hành, làm bài tập nhóm. Bản thân giảng viên cũng sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích khi quan sát và trực tiếp tham gia, hướng dẫn các bạn sinh viên thực hiện các hoạt động trên lớp. Tạo sự tương tác sẽ giúp học viên tiếp thu kiến thức tốt hơn cũng như tăng thêm tình cảm giữa học viên và giảng viên giảng dạy.
Trung tâm cần thường xuyên xây dựng các khóa huấn luyện và tổ chức các cuộc họp chuyên môn để giúp giảng viên cập nhập được các kiến thức mới và triển khai được tới học viên
Không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mỗi giảng viên tự đặt ra cho mình, đó còn là sự tạo điều kiện đến từ phía trung tâm. Thường xuyên mở các lớp sát hạch, test chuyên môn chất lượng cao cho giảng viên nhằm nắm bắt và thu thập được nguồn kiến thức mới trong quá trình đào tạo.
Thêm vào đó, cần có những chính sách đãi ngộ hợp lí với các giảng viên ở trung tâm để càng ngày càng thu hút thêm nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao và đảm bảo được rằng nguồn nhân lực cũ vẫn đang và sẽ cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tại trung tâm.
Để xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên “toàn diện”, trung tâm luôn luôn coi trọng việc xây dựng và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ giảng viên trước sự tác động của nền kinh tế thị trường và những biểu hiện lệch lạc trong đời sống xã hội. Có vậy thì quá trình đào tạo mới đi theo một đường lối thống nhất, đúng đắn, hướng cho học viên có những suy nghĩ lạc quan và hành động tích cực.
5.2.3 Đối với cơ sở vật chất
Trong lĩnh vực giáo dục thì cơ sở vật chất được coi là một trong những điều kiện tiên quyết trong việc phát triển đào tạo , nếu thiếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực hoặc không thể triển khai tốt hoạt động dạy và học. Vì vậy, Trung tâm Tin học Duy Tân cần :
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy hiện đại và nâng cao hiệuquả hoạt động của Trung tâm Tin học Đại học Duy Tân. Các phòng học ở trung tâm