Khả năng phục vụ: Khả năng phục vụ của các nhân viên hành chính, tốc độ xử lý các thắc mắc và các công tác của sinh viên, sự nhiệt tình và thái độ phục

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của SINH VIÊN đối với DỊCH vụ đào tạo tại TRUNG tâm TIN học – (Trang 44 - 46)

độ xử lý các thắc mắc và các công tác của sinh viên, sự nhiệt tình và thái độ phục vụ của nhân viên cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của sinh viên đối với trung tâm Tin học.

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân.” có phương trình tuyến tính được thể hiện như sau:

Y = α0 + α1X1 + α2X2 + α3X3+ α4X14+ei Trong đó:

Y: sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Tin học – ĐH Duy Tân

X = {X1,…,X4} Các biến thang đo nhân tố ảnh hưởng đến Y α = {α1,…, α4} Hệ số hồi quy tác động đến Y

ei Sai số

Đặt giả thuyết cho mô hình như sau:

Giả thuyết H1 - Các trung tâm Tin học có chương trình đào tạo càng lớn thì khả năng đào tạo thành công càng cao.

Giả thuyết H2 – Các trung tâm tin học có người chủ/người điều hành trung tâm có hiểu biết về tin học, trình độ chuyên môn cao khả năng vận dụng càng cao.

Giả thuyết H3 - Các trung tâm có chất lượng giảng viên có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn cao thì khả năng đào tạo của trung tâm tin học thành công cao hơn. Giả thuyết H4 – Các trung tâm tin học hoạt động trong thành phố Đà Nẵng có mức độ cạnh tranh càng cao thì khả năng dịch vụ đào tạo tin học thành công cao hơn.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện việc nghiên cứu sự hài lòng của SV đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm tin học- ĐH Duy Tân cần áp dụng các phương pháp nghiên cứu thích hợp nhằm hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. Theo Creswell và cộng sự, (2003) thì có 3 phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng khi nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh doanh đó là: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và hỗn hợp. Để đáp ứng mục đích của đề tài thì việc sử dụng phương pháp kết hợp giữa định tính và định lượng là phù hợp. Phương pháp này không những giải thích hiện tượng khi nghiên cứu một cách đầy đủ mà còn xác định được các nhân tố chính tác động đến đề tài. Khi thực hiện theo phương pháp hỗn hợp, bước tiếp cận đầu tiên là nghiên cứu định tính, nhằm khám pháp các nhân tố, làm cơ sở cho bước tiếp cận nghiên cứu định lượng được thực hiện ở bước tiếp theo.

3.1.1. Phương pháp định tính

Việc nghiên cứu định tính được thực hiện dựa trên việc phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý, thực hiện thông qua bảng câu hỏi được chuẩn bị từ trước nhằm cho biết ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm tin học . Từ đó nhóm tổng hợp các ý kiến và đưa ra kết luận cuối cùng về thông tin liên quan đến đề tài, tập hợp vào bảng câu hỏi khảo sát, hiệu chỉnh sao cho các thông tin được chi tiết, sát với đề tài nghiên cứu.

3.1.2 Phương pháp định lượng

Từ những nhận định chung về đề tài nghiên cứu, xây dựng các biến dựa trên kết quả của các nghiên cứu trước, tiến hành điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đề tài, từ đó tiến hành thảo luận nhằm xây dựng thang đo và xác định lại các biến của mô hình. Tổng hợp các ý kiến để hoàn thiện bảng khảo sát với các biến phụ thuộc, các biến quan sát và biến độc lập. Cụ thể như sau:

+Thiết kế thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của SV đối với dịch vụ đào tạo tại Trung tâm tin học

+ Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA)

+ Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.

3.2.1 Khung nghiên cứu:

3.2.2 Quy trình nghiên cứu:

Quá trình thực hiện nghiên cứu bao gồm hai bước chính: (1) nghiên cứu tổng quát và (2) nghiên cứu chi tiết.

Ở bước nghiên cứu tổng quát tác giả sử dụng phương pháp định tính để khám phá các nhân tố (các biến quan sát) tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ NGHIÊN cứu sự hài LÒNG của SINH VIÊN đối với DỊCH vụ đào tạo tại TRUNG tâm TIN học – (Trang 44 - 46)