Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyệ nU Minh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ QUAN hệ KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN u MINH THƯỢNG KIÊN GIANG (Trang 65)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh huyệ nU Minh

Thượng Kiên Giang.

Kết quả kinh doanh chính là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh tình hình họat động kinh doanh của ngân hàng. Trong thời gian qua, Agribank chi nhánh huyện U Minh Thượng Kiên Giang đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu do ngân hàng cấp trên giao:

Về nguồn vốn:

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm ( 2017-2019)

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Vốn huy động 142.081 179.704 224.128 Vốn điều chuyển 278.061 339.185 346.785 Tổng cộng 420.081 518.889 570.913

Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ Agribank CN huyện U Minh Thượng KG

Số liệu bảng 2.1 cho thấy: Tổng nguồn vốn của Agribank CN huyện U Minh Thượng luôn tăng. So với năm 2017 tổng nguồn vốn 2018 tăng thêm 98.808 triệu đồng tương ứng 23.52%. Năm 2019 đạt 52.024 triệu đồng tương ứng 10.026%..

Giang điều tiết, nguồn vốn này sẽ được điều chuyển từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân tại địa bàn hoạt động. Trong những năm qua, tình hình sử dụng nguồn vốn điều chuyển của Agribank CN huyện U Minh Thượng tăng. Cụ thể: Năm 2017, nguồn vốn điều chuyển 278.061 triệu đồng. năm 2018 là 339.185 triệu đồng tăng 61.124 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng với tỉ lệ 14.55%. Năm 2019 là 346.785 triệu đồng tăng 7.600 triệu đồng so với năm 2018, tương ứng tỉ lệ 1.46%

Nguyên nhân chính do kinh tế địa phương tăng ở mức khá, có nhịp độ phát triển nhanh, các hình thức sản xuất kinh đều tăng, nhu cầu đời sống con người càng cao, Bên cạnh đó, các chính sách phát triển nông nghiệp được triển khai, nhu cầu sử dụng vốn tăng, nguồn vốn điều chuyển của Agribank CN huyện U Minh thượng cũng tăng lên để đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng.

Tổng nguồn vốn tại chi nhánh tăng trưởng mạnh mẽ nhưng xét về cơ cấu nguồn vốn, nguồn vốn chính vẫn là nguồn vốn điều chuyển. Điều này làm tăng chi phí hoạt động của chi nhánh.

Về huy động vốn:

Chi nhánh đã đưa ra sản phẩm huy động vốn dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, với nhiều chương trình quà tặng hấp dẫn, chế độ chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo nhằm thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cũng như các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các TCKT. Kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian qua đã có được những bước tăng trưởng nhất định:

Bảng 2.2.Tình hình huy động vốn của chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng vốn huy động

142.020 100 179.704 100 224.128 100

1. Theo đối tượng huy động

TG kho bạc NN 15.000 10,56 25.000 13,91 0 0

Tiền gửi TCTD 226 0,16 228 0,13 325 0,14

Tiền gửi TCKT 24.731 17,41 31.962 17,79 43.275 19,23 TG của dân cư 100.850 71,01 121.349 67,53 178.830 79,74

Khác 1.395 0,98 1.165 0,65 1.698 0,75

2.Theo lọai tiền huy động

VND 142.020 100 179.704 100 224.127 100

Ngoại tệ(quy VND)

Nguồn: Phòng Kế toán và ngân quỹ

Tổng huy động vốn liên tục tăng qua mỗi năm. Cụ thể, từ năm 2017 ở mức 142.020 triệu đồng đến năm 2018 tăng lên 179.704 triệu đồng, tăng so năm trước 37.684 triệu đồng, tỷ lệ tăng 26.53%. Năm 2019 vốn huy động đạt 224.128 triệu đồng, tăng 44.424 triệu đồng, tương đương 24.72%.

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn qua các năm tương đối ổn định. Xét cơ cấu huy động theo thành phần kinh tế, nguồn vốn huy động chủ yếu là từ dân cư và các nguồn phi tổ chức khác, chiếm trung bình khoảng 95% tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và không có xu hướng tăng giảm rõ rệt. Cơ cấu huy động như vậy là phân tán theo đúng chủ trương bán lẻ của Ngân hàng, giúp nguồn vốn huy động tăng trưởng bền vững. Trong những năm qua, Chi nhánh rất quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm “đi vay để cho vay”, đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc đa dạng các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội, chú trọng làm tốt công tác hoạt động chăm sóc khách hàng, mở rộng thị

trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự thành lập và đi vào hoạt động của một số ngân hàng trên địa bàn, thị phần huy động vốn của Agribank CN huyện U Minh Thượng Kiên Giang cũng bị thu hẹp dần. Một số ngân hàng TMCP có tính thanh khoản không đảm bảo nên đã lách trần lãi suất hoặc sử dụng cơ chế tài chính để lôi kéo và thu hút tiền gửi từ các NHTM lớn.

Về cho vay :

Bên cạnh huy động vốn hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng, cũng là hoạt động thu lợi nhuận cao nhất, nhưng cũng là nghiệp vụ có nhiều rủi ro nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong giai đoạn 2017- 2019, Agribank CN huyện U Minh Thượng Kiên Giang đã cố gắng đa dạng hóa các hình thức cho vay để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Bảng 2.3.Tình hình cho vay của chi nhánh

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch 2018/2017 2019/2018 Tuyệt đối Tương đối ( % ) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ 420.081 518.889 570.913 98.808 23,52 52,024 10,02 Cá nhân,HTX 420.081 518.889 570.913 98.808 23,52 52,024 10,02

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh. Doanh số cho vay trong giai đoạn này đều tăng, điều này thể hiện cụ thể năm 2017 dư nợ cho vay là 420.081 triệu đồng. Năm 2018 tăng lên 518.889 triệu đồng, doanh số cho vay tăng thêm 98.808 triệu đồng, tỷ lệ tăng 23.52%. Năm 2019 dư nợ cho vay đạt 570.913 triệu đồng, tăng 52.024 triệu đồng so với năm 2018, tỷ lệ tăng 10.02%.

Thượng Kiên Giang qua các năm đều tăng, do ngân hàng ngày càng mở rộng chính sách cho vay và tạo điều kiện cho người dân được hỗ trợ vốn để sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, gần đây Chính phủ ban hành các Nghị định, Quyết định về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2019 thấp hơn so các năm. Một phần do khả năng hấp thu vốn của thị trường, một phần do bắt đầu có sự cạnh tranh gay gắt từ các NHTM khác đóng trên địa bàn.

Việc quản lý nợ và xử lý nợ quá hạn, nợ xấu là một trong những mối quan tâm hàng đầu tại Agribank CN huyện U Minh Thượng KG vì vậy các chỉ số này luôn nằm ở mức thấp trong kiểm soát. Với tình hình nợ xấu như trên cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh tương đối tốt. Để làm được điều này, Chi nhánh đã có những nỗ lực trong khâu thẩm định các khoản cho vay, trong thời gian khách hàng vay vốn thường xuyên theo dõi, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, khi có dấu hiệu không trả được nợ Chi nhánh tiến hành làm việc với khách hàng để tìm hướng xử lý, nếu không được Chi nhánh cương quyết khởi kiện để bán TSĐB thu hồi nợ.

Bảng 2.4.Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Toàn chi nhánh KH cá nhân HSX Toàn chi nhánh KH cá nhân HSX Toàn chi nhánh KH cá nhân HSX Tổng dư nợ 420.081 420.081 518.889 518.889 570.913 570.913

Nợ nhóm 1 419.960 419.960 517.714 517.714 569.524 569.524 Nợ nhóm 2 3.636 3.636 3.760 3.760 2.481 2.481 Nợ nhóm 3 480 480 760 760 925 925 Nợ nhóm 4 300 300 393 393 414 414 Nợ nhóm 5 250 250 22 22 50 50 Tổng nợ xấu 1.030 1.030 1.175 1.175 1.389 1.389 Tỷ lệ 0,25 0,25 0,23 0,23 0,24 ,024

Nguồn: Phòng Kế toán ngân quỹ

Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, tủ lệ nợ xấu của Agribank CN huyện U Minh Thượng Kiên Giang giảm dần qua các năm. Điều đó thể hiện năng lực lãnh đạo của ban giáp đốc rất linh hoạt và sự đóng góp cũng như thể hiện tinh thần đoàn kết của cán bộ trong ngân hàng tốt.

Hoạt động khác

Bảng 2.5. Bảng các hoạt động khác của Agribank CN huyện U Minh Thượng

Đvt : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2017 2018 2019

Số lượng tài khoản giao

dịch 20.642 24.524 27.401

Thu phí chuyển tiền 209 301 385

Thu dịch vụ khác 101 122 175

Nguồn: Agribank chi nhánh huyện U Minh Thượng Kiên Giang.

Qua bảng số liệu 2.4 cho ta thấy số lượng tài khoản giao dịch tăng đều hàng năm cụ thể: Năm 2018 tăng 3.882 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng tỉ lệ 18.806% năm. Năm 2019 tăng 2.877 triệu đồng tương ứng tỉ lệ 11.731%

Thu phí chuyển tiền năm 2018 tăng 92 triệu đồng tương ứng 44.019%. Năm 2019 tăng 84 triệu đồng tương ứng 68.85%

Thu dịch vụ khác cũng tăng đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2018 tăng 21 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng tỉ lệ 20.79%. Năm 2019 tăng 53 triệu đồng tương ứng 43.44%.

Doanh số thu từ dịch vụ chuyển tiền tăng liên tục 3 năm cho thấy hệ thống thanh toán ngày càng nhanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Kết quả hoạt động kinh doanh.

Trong ba năm qua, mặc dù hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của tình hình kinh tế tại địa phương, thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng đến tình hình sản xuất cũng như đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn. Từ đó tác động tiêu cực đến công tác huy động vốn và quá trình thu nợ của ngân hàng. Nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên và những chính sách thích hợp của ngân hàng, nên Agribank chi nhánh huyện U Minh Thượng đã đạt được những kết quả khả quan.

Bảng 2.6. Kết quả kinh doanh của Agribank U Minh Thượng qua các năm

Đơn vị: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tổng thu nhập 44.514 56.045 64.435 Tổng chi phí 28.010 38.357 44.420 Lợi nhuận 16.504 17.677 20.015

Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ Agribank CN huyện U Minh Thượng KG Thu nhập: Thu nhập cao góp phần đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Thu nhập càng cao với một mức chi phí hợp lý càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Qua bảng 2.6 cho thấy nguồn thu nhập của ngân hàng tăng trưởng ổn định qua từng năm. Năm 2017 thu nhập của ngân hàng là 44.514 triệu đồng. Năm 2018 thu nhập tăng lên 56.045 triệu đồng, tăng thêm 11.531 triệu đồng với tốc độ tăng 25.90%. Năm 2019, thu nhập của ngân hàng tiếp tục tăng ổn định đạt 64.435 triệu đồng, tăng so năm 2018 là 8.390 triệu đồng, tương đương tăng 14.97%.

Tình hình chi phí của ngân hàng qua 3 năm cũng tăng ổn định hợp lý so với tốc độ tăng trưởng quy mô hoạt động của chi nhánh. Cụ thể, năm 2017 chi phí của ngân hàng là 28.010 triệu đồng, sang năm 2018 chi phí tăng lên 38.357 riệu đồng, so với năm 2017 tăng 35.557 triệu đồng tương đương tăng 126.94%. Đến năm 2019 chi phí tăng lên 44.420 triệu đồng, tăng 6.063 triệu đồng, tỷ lệ tăng 15.81%.

Lợi nhuận: Lợi nhuận của ngân hàng tăng đều trong giai đoạn 2017 – 2019. Cụ thể, năm 2017 lợi nhuận của ngân hàng là 16.504 triệu đồng, đến năm 2018 đạt 17.688 triệu đồng tăng 1.184 triệu đồng tương đương 7.17%. Sang năm 2019 lợi nhuận đạt 20.015 triệu đồng, tăng 2.327 triệu đồng, tương đương 13.15%.

Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2017 – 2019 đã đạt được những thành tựu đáng kể, khẳng định thương hiệu, uy tín của ngân hàng. Đạt được kết quả trên là do chiến lược, sự quản lý linh hoạt của Ban lãnh đạo ngân hàng, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng. Bên cạnh đó có sự giúp đỡ, quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và đặc biệt là sự tín nhiệm, tin tưởng từ phía khách hàng, nên ngân hàng đã vượt qua những khó khăn thách thức và gặt hái được nhiều thành công nhất định trên con đường đổi mới, góp phần ổn định và phát triển kinh tế.

2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH U MINH THƯỢNG KIÊN GIANG.

2.2.1. Công tác nhận diện và phân tích cơ sở dữ liệu khách hàng

2.2.1.1. Công tác nhận diện khách hàng

Đối với khách hàng là doanh nghiệp Agribank chi nhánh huyện U Minh Thượng Kiên Giang thu thập các thông tin sau:

- Thông tin chung:

hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, tên khác hay tên quốc tế. Mã loại cơ quan, doanh nghiệp.

Ngành nghề kinh doanh. Mã số thuế.

Địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, số fax, địa chỉ email ( nếu có ). Thông tin cơ bản của người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp

Đặc biệt đối với khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng, ngoài các thông tin trên còn có thêm một số thông tin khác; Thông tin về lãnh đạo doanh nghiệp, thông tin về nhóm khách hàng liên quan.

+ Thông tin về hoạt động tiền vay LN (Loan): Quản lý tất cả thông tin về tài khoản tiền vay của khách hàng ( Tài sản thế chấp, mục đích vay,tiền vay, tình hình tài chính, các khoản nợ, lịch trình trả nợ, lãi suất vay, tình trạng khoản vay...)

+ Thông tin về hoạt động tiền gửi DP (Deposit): Quản lý tát cả thông tin về tài khoản tiền gửi của khách hàng ( Các khoản tiền gửi, lãi suất huy động, kỳ hạn gửi tiền, lịch sử giao dịch...)

+ Thông tin về các hoạt động tài trợ thương mại, bảo lãnh ( Trade Finance): LC, bảo lãnh ký quỹ, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn thanh toán...

- Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ: Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD (nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh và nguồn khác); lý lịch tư pháp của người đứng đầu DN và kế toán trưởng; năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý DN theo đánh giá của CBTD; quan hệ của Ban lãnh đạo vói các cơ quan chủ quản và các cấp bộ ngành có liên quan; tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo DN với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD; môi trường kiểm soát nội bộ; cơ cấu tổ chức của DN theo đánh giá của CBTD; môi trường nhân sự nội bộ của DN theo đánh giá của CBTD; tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của DN trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới.

tháng qua; lịch sử quan hệ đối với cam kết ngoại bảng(thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết thanh toán khác,…); tình hình cung cấp thông tin của khách hàng theo yêu cầu của Agribank trong 12 tháng qua; mức độ sử dụng dịch vụ của Agribank (tiền gửi và các dịch vụ khác); tình trạng nợ quá hạn tại các ngân hàng khác trong 12 tháng qua; định hướng quan hệ tín dụng với khách hàng theo quan điểm của CBTD.

- Các nhân tố bên ngoài: Triển vọng của ngành, khả năng gia nhập thị trường của các DN mới theo đánh giá của CBTD; khả năng sản phẩm của DN bị thay thế bởi các “sản phẩm thay thế”; tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào,chi phí đầu vào; chính sách của Chính phủ, Nhà nước; ảnh hưởng của các chính sách của các nước – thị trường xuất khẩu chính của DN; mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của DN vào các điều kiện tự nhiên.

- Các đặc điểm hoạt động khác của doanh nghiệp: Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào; sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng (sản phẩm đầu ra); số năm hoạt động của DN trong ngành, phạm vi

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ QUAN hệ KHÁCH HÀNG tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN u MINH THƯỢNG KIÊN GIANG (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w