Các dấu hiệu, biểu hiện rủi ro gồm:

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đại CHÚNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG hàn, đà NẴNG (2) (Trang 69 - 74)

+ Các dấu hiệu từ phía khách hàng. + Dấu hiệu từ Báo cáo tài chính. + Dấu hiệu từ HĐKD.

+ Dấu hiệu từ giao dịch ngân hàng.

+ Dấu hiệu liên quan đến quản trị doanh nghiệp. + Các dấu hiệu liên quan đến quản lý tín dụng: + Dấu hiệu từ hồ sơ khoản nợ.

+ Dấu hiệu của cơng tác quản lý cấp tín dụng.

+ Dấu hiệu phát hiện qua các đoàn kiểm tra nội ngành ngân hàng.

+ Dấu hiệu phát hiện từ các cơ quan pháp luật, cơ quan chủ quản, kiểm toán

và phương tiện thông tin đại chúng. + Các dấu hiệu khác.

2.2.1.1. Nhận diện rủi ro trước khi cho vay

Thực hiện: Người thẩm định/người tái thẩm định

Từ hồ sơ pháp lý của khách hàng cung cấp, thu thập thông tin từ cơ quan chức năng, đối tác, bạn hàng của khách hàng, phương tiện thông tin truyền thông và các nguồn thông tin khác, người thẩm định nhận diện các rủi ro sau:

a) Tính tuân thủ quy định về pháp luật của mỗi khách hàng.

b) Tư cách đạo đức, lý lịch tư pháp của khách hàng.

c) Tính hợp pháp của ủy quyền và thời hạn của ủy quyền (nếu có)

d) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề hoạt động có điều kiện đối với hộ gia đình kinh doanh có giấy phép kinh doanh

Năng lực tài chính của khách hàng:

Từ những tài liệu về vốn, tài sản của khách hàng, những thông tin đã thu thập được từ đối tác, bạn hàng của khách hàng, người thẩm định nhận diện các rủi ro sau:

a) Những nguồn thu nhập, tài sản có sẵn hợp pháp khác của khách hàng.

b) Vốn đầu tư, những thay đổi của q trình tăng, giảm vốn đầu tư, tính hợp lý của tốc độ tăng, giảm vốn đầu tư; Tính hợp lý của việc phân bổ vốn đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn

Năng lực quản lý hoạt động của mỗi khách hàng:

Từ hoạt động SXKD, thông tin thu thập từ đối tác, bạn hàng của khách hàng và các nguồn thông tin khác, người thẩm định nhận diện các rủi ro sau:

a) Quy mô cơ cấu, tổ chức, điều hành hoạt động SXKD.

b) Trình độ chun mơn, kinh nghiệm kinh doanh của cá nhân

d) Khả năng thích ứng của khách hàng trước biến động của thị trường, nền kinh tế.

e) Kinh nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động SXKD theo phương án sử dụng vốn vay của khách hàng.

Quan hệ tín dụng của khách hàng:

Mọi thông tin thu thập từ CIC, HTXHTDNB của PVcombank (nếu có) và các nguồn tin thu thập được từ các nguồn khác, người thẩm định nhận diện các rủi ro sau:

Tình hình quan hệ tín dụng với các TCTD: Dư nợ, diễn biến các khoản vay, tình hình cơ cấu nợ, nhóm nợ, mục đích sử dụng cũng như tình hình sử dụng các dịch vụ với các TCTD và với PVcombank. Đặc biệt đối với cá nhân, tổ chức vay tại nhiều chi nhánh ngân hàng của PVcombank.

TSBĐ của khách hàng (đặc biệt lưu ý đối với TSBĐ của bên thứ 3

Từ hồ sơ TSBĐ, qua kiểm tra, tiếp xúc với chủ tài sản hoặc khách hàng và các nguồn thông tin khác, người thẩm định nhận diện các rủi ro sau:

a) Khả năng xảy ra tranh chấp đối với TSBĐ.

b) Tình trạng TSBĐ, giá trị và sự biến động giá của TSBĐ, khả năng phát mại TSBĐ.

c) Thời hạn, giá trị của bảo hiểm tài sản (nếu có)

Mơi trường hoạt động kinh doanh của khách hàng:

Đối với các thông tin thu thập về lĩnh vực HĐKD của khách hàng người thẩm định nhận diện các rủi ro sau:

a) Mức độ cạnh tranh, sự ổn định và triển vọng phát triển, thị trường đầu vào và đầu ra, mức độ phản ứng của ngành hàng

đối với thay đổi giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tính thời vụ của ngành hàng khách hàng đang SXKD.

b) Các yếu tố bất lợi về môi trường kinh doanh đối với ngành hàng khách

hàng đang SXKD.

c) Thị phần của mỗi khách hàng trong ngành, tình hình hoạt động đối với các doanh nghiệp có cùng quy mơ, vịng đời của sản phẩm và các sản phẩm thay thế.

2.2.1.2. Nhận diện rủi ro trong khi cho vay

Thực hiện: Người quản lý nợ cho vay tại PVcombank nơi cho vay

Trong quá trình giải ngân người quản lý nợ cho vay nhận diện các rủi ro sau:

+ Khách hàng đề nghị giải ngân tiền mặt nhưng không cung cấp được các giấy tờ liên quan chứng minh nhu cầu sử dụng tiền mặt.

+ Khách hàng có nhu cầu giải ngân bù đắp nhưng khơng phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng.

+ Khách hàng cung cấp khơng đầy đủ các hóa đơn, chứng từ khi giải ngân hoặc khơng chứng minh được tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ.

+ Chuyển tiền thanh tốn qua nhóm khách hàng là người có liên quan.

2.2.1.3. Nhận diện rủi ro sau khi cho vay

Thực hiện: Người quản lý nợ cho vay tại PVcombank nơi cho vay

Qua theo dõi hoạt động của khách hàng, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, TSBĐ của khách hàng, quan hệ giao dịch của khách hàng với ngân hàng và thu thập thêm các thông tin từ các kênh khác như cơ quan chủ quản, kiểm toán, phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn thông tin khác, người quản lý nợ cho vay nhận diện các rủi ro sau:

Hoạt động của khách hàng

a) Thay đổi về nơi cư trú, số điện thoại không thông báo cho PVcombank.

b) Thay đổi về tình trạng hơn nhân của khách hàng.

c) Có tranh chấp trong nội bộ tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân.

Giao dịch của khách hàng với ngân hàng:

a) Thanh toán gốc hoặc lãi hoặc cả hai đều chậm, số lần cơ cấu nợ, vi phạm cam kết đã thỏa thuận trong HĐTD, hợp đồng đảm bảo tiền vay và văn bản cam kết khác giữa ngân hàng và khách hàng;

b) Có dấu hiệu cho thấy khách hàng sử dụng vốn khơng đúng mục đích.

c) Khách hàng thiếu hợp tác khi được yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động SXKD, tình hình tài chính.

Tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng:

b) Ngành hàng có sự thay đổi về chính sách nhà nước, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng hoặc khách hàng có sự thay đổi về lĩnh vực kinh doanh chính, lĩnh vực có thế mạnh.

c) Các vấn đề về chất lượng sản phẩm, thị trường, cạnh tranh, lưu thông và phân phối sản phẩm làm suy giảm thị phần của khách hàng.

d) Khách hàng khơng hồn thành các nghĩa vụ thuế, tiền lương, bảo hiểm xã hội.

e) Sự biến động mạnh của thị trường khiến nguyên vật liệu đầu vào tăng giá.

f) Nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của khách hàng đang gặp khó khăn do phụ thuộc vào một hoặc một số nhà cung cấp.

Tài sản bảo đảm của khách hàng

a) TSBĐ có biến động về giá trị, số lượng.

b) TSBĐ phát sinh tranh chấp, chủ TSBĐ từ chối trách nhiệm bảo đảm hoặc có biến động về thông tin của TSBĐ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đại CHÚNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG hàn, đà NẴNG (2) (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w