Kinh nghiệm quản trị tín dụng của Ngânhàng TMCP Đầu tư Việt Nam (BIDV)

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đại CHÚNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG hàn, đà NẴNG (2) (Trang 45 - 46)

- Bộ phận quản trị rủi ro (Line Management) thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu

1.5.1.3. Kinh nghiệm quản trị tín dụng của Ngânhàng TMCP Đầu tư Việt Nam (BIDV)

TMCP Đầu tư Việt Nam (BIDV)

Trong số 10 NHTM được NHNN Việt Nam chọn thí điểm thực hiện Basel 2, BIDV là một trong những ngân hàng được đánh giá chủ động triển khai Basel 2 sớm và chủ động. Hiện nay, công tác quản lý rủi ro tại BIDV đạt được những kết quả đáng ghi nhận từ việc triển khai Basel 2.

Về cơng tác nhận diện rủi ro tín dụng: HĐQT và Ban điều hành BIDV đã ban hành nhiều quy trình, quy định về cấp tín dụng đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ trực tiếp CBTD trong công tác thẩm định và nhận diện RRTD. Năm 2017 BIDV tiếp tục tích cực triển khai và hồn thiện trang thiết bị hỗ trợ công tác đề xuất, thẩm định và phê duyệt tín dụng tồn hệ thống. Sau khi dự án được triển khai giúp cho thời gian xử lý hồ sơ tín dụng được rút ngắn, tăng

hiệu quả và chất lượng xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, an tồn hệ thống ngân hàng.

Về cơng tác đo lường rủi ro tín dụng: Năm 2016 BIDV đã hồn thành và triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới cùng với chương trình phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro, giúp đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo TT02/2013/TT-NHNN đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong việc tiếp cận đo lường và tính tốn rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ.

Công tác kiểm sốt rủi ro tín dụng: BIDV đã xây dựng hệ thống chế độ, chính sách tín dụng khá đồng bộ trên cơ sở nghiên cứu và đề xuất của các phòng ban, bộ phận nghiệp vụ và sự tham mưu của các đơn vị, chuyên gia tư vấn. Chú trọng đến công tác thu thập, quản lý, cập nhật thơng tin. Từ đó, ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng, cảnh báo RRTD trong từng thời kỳ để kịp thời định hướng hoạt động tín dụng của tồn bộ hệ thống trong một số trường hợp có biến động thị trường bất lợi hoặc phát hiện các rủi ro cần cảnh báo.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đại CHÚNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SÔNG hàn, đà NẴNG (2) (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w