Trong việc quản trị rủi ro tín dụng cần phải có một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng nhằm phân loại các mức độ ảnh hưởng của rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Từ đó có thể quản trị tốt hơn những rủi ro có mức độ khác nhau.
Theo quy định của ngân hàng nhà nước, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Quyết Định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước thì các TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm, bao gồm:
Nhóm 1: (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn cịn lại;
Nhóm 2: (nợ cần chú ý) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
Nhóm 3: (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Nhóm 4: (nợ nghi ngờ) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90
ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Nhóm 5: (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Quy định cũng nêu rõ thời gian thử thách để tăng nợ là 6 tháng đối với khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn kể từ ngày khách hàng trả nợ đầy đủ gốc và lãi của khoản vay bị quá hạn hoặc khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
1.3.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Theo Trần Huy Hồng (2011), các chỉ số thường được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ cho
vay *100%
Nợ quá hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Đây là tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng. Cho nên để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được phân chia theo thời gian và thời hạn thành 4 nhóm (nhóm 2 đến nhóm 5):
Nợ quá hạn từ 91 - 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ quá hạn từ 181 - 360 ngày – Nợ nghi ngờ
Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ có khả năng mất vốn
Tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ cho vay
Nợ xấu (Bad debt): là những khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên mà khơng địi được và không được tái cơ cấu. Ở Việt Nam, nợ xấu gồm những khoản nợ quá hạn hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lí và những khoản nợ quá hạn khơng được chính phủ xử lí rủi ro. Nợ xấu mang các đặc trưng:
-Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.
-Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
-Tài sản đảm bảo thế chấp được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ để trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.
Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng dư nợ cho vay/tổng tài sản có * 100%
Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì thu nhập sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Gồm 3 nhóm:
-Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có rủi ro thấp: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn hơn nhưng có thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng.
-Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập khơng cao cho ngân hàng.
-Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân hàng là vừa phải.
Hệ số thu nợ = doanh số thu nợ/ doanh số cho vay
Chỉ tiêu hệ số thu nợ, hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụng thấp và là biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.
Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường rủi ro tín dụng là việc lượng hóa mức rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải, giúp cho nhà quản trị xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát.
Các NHTM thường áp dụng nhiều phương pháp đo lường rủi ro tín dụng. Phương pháp RAROC (Risk Adjusted Return on Capital) là một ví dụ. RAROC được tính dựa trên cơ sở đánh giá khả năng sinh lời để phân tích hiệu quả tài chính có tính đến rủi ro và đưa ra kết luận về khả năng sinh lời của các hoạt động kinh doanh. Cơng thức tính RAROC như sau:
RAROC= (Thu nhập – tổn thất dự kiến)/ Tổn thất ngồi dự kiến
Trong đó:
-Thu nhập bao gồm: Thu từ tài chính (từ chênh lệch về lãi suất và các khoản phí thu trước + các phí thu định kỳ) và thu từ hoạt động kinh doanh
-Tổn thất dự kiến = Xác suất xảy ra rủi ro tính tốn thơng qua xếp hạng các khoản nợ * giá trị dư nợ khi xẩy ra rủi ro* giá trị tổn thất trong trường hợp rủi ro (tính thơng qua tỷ lệ thu hồi)
-Tổn thất ngoài dự kiến = Độ lệch chuẩn trong phân bố tổn thất
Hệ thống RAROC phân bổ dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là quản trị rủi ro và đánh giá hoạt động. Về mục đích quản trị rủi ro, mục tiêu chính của việc phân bổ vốn cho mỗi đơn vị doanh nghiệp riêng lẻ là để xác định cấu trúc vốn tối ưu của Ngân hàng. RAROC cho phép các ngân hàng cấp vốn cho đối tác dựa trên giá trị gia tăng thương mại trên mỗi đơn vị đó.
Thu nhập càng lớn thường đi đôi với rủi ro cao và ngược lại. Trong khi đó, quan điểm của các nhà quản trị ngân hàng lại muốn có thu nhập cao với điều kiện rủi ro là thấp nhất.
Ngoài ra, Uỷ ban Basel đã xây dựng hiệp định Basel vào tháng 6 năm 2004, về tiêu chuẩn vốn quốc tế, đến nay đã có 3 phiên bản Basel được ban hành, theo đó các ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống sơ sở dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng trên cơ sở các biến số sau:
PD (Probability of Default): Xác suất khách hàng không trả
nợ
LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng tổn thất ước tính
EAD (Exposure at Default): Tổng dư nợ của khách hàng tại
thời điểm khách hàng không trả được nợ. Thông qua các biến số trên ngân hàng sẽ xác định được tổn thất ước tính (EL:
Expected Loss). Với mỗi kỳ hạn, tổn thất ước tính dựa trên cơng thức sau: