Hoàn thiện việc đánh giá chất lượng các khoản nợ: Cần phải xếp loại các khoản nợ quá hạn và các khoản nợ trong hạn đối với chương trình cho vay trực tiếp

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 88 - 90)

với mục đắch phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro của khách hàng để hỗ trợ hộ vay và đồng thời trắch lập dự phòng chắnh xác hơn.

- Quản lý chặt chẽ và xử lý nhanh chóng các khoản nợ xấu: Đa dạng biện pháp xử lý nợ xấu của NHCSXH. Việc xử lý nợ xấu của NHCSXH là vấn đề nan giải vì vậy cần đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ xấu. Pháp luật không nên có sự qui định khác biệt nợ xấu của NHCSXH và nợ xấu của các NHTM vì hậu quả nợ xấu để lại cho hệ thống ngân hàng là rất lớn. Nếu NHCSXH không xử lý được các khoản nợ xấu thì chắc chắn uy tắn của hệ thống ngân hàng cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Vì vậy, luật nên đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ xấu của NHCSXH ngoài việc giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ như ngân hàng có thể chuyển quyền đòi nợ cho một tổ chức tắn dụng hoặc cá nhân khác để sớm thu hồi vốn của mình, các tổ chức mua bán nợ có thể tham gia vào hoạt động này để hỗ trợ cho ngân hàng.

Đối với Nhà nước, để tăng hiệu quả của công tác giảm nghèo thì cũng cần có những biện pháp cụ thể để chỉ đạo quyết liệt việc kết nối giữa các chương trình, đặc biệt là chắnh sách tắn dụng với dạy nghề tạo việc làm, chắnh sách khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn để có thể giảm nghèo bền vững và bảo toàn được nguồn vốn vay.

- Nâng cao hiệu quả trong việc thu hồi các khoản nợ xấu: Phát hiện sớm nợ xấu và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp thu hồi nợ trực tiếp. Đối với NHCSXH, việc nhận dạng sớm nợ xấu và áp dụng các biện pháp phù hợp để đôn đốc khách hàng trực tiếp trả nợ vay là rất cần thiết. NHCSXH cần nắm rõ thực trạng và tắnh chất, nguồn gốc phát sinh các khoản nợ xấu và phân loại nợ xấu dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và nghiệp vụ ngân hàng để có phương án xử lư kịp thời. Việc này có thể được thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra thường xuyên các khoản vay. Nếu phát hiện các dấu hiệu của nợ xấu, ngân hàng lập danh sách các khoản nợ cần chú ý và theo dõi tình hình tài chắnh của khách hàng để thu hồi nợ.

Ở đây cần làm rõ nguồn gốc phát sinh nợ xấu: Nếu nợ xấu được hình thành do khách hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thực sự do nguyên nhân khách quan, do làm ăn thua lỗ, mất vốn và việc thu hồi nợ có thể được thực hiện sau khi phục hồi kinh doanh thì ngân hàng không thể dứng ngoài cuộc mà cần đồng hành với khách hàng để tháo gỡ khó khăn trong kinh doanh, cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng và có thể tiếp tục hỗ trợ vay vốn. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ trong tương lai thì phải áp dụng các biện pháp hành chắnh hoặc kinh tế quyết liệt hơn để giải quyết.

Đối với khoản vay có nợ xấu do vi phạm từ phắa cán bộ ngân hàng trong khâu thẩm định, xét duyệt cho vay cần xác định rõ trách nhiệm của cán bộ ngân hàng và trách nhiệm tập thể có liên quan. Tuy nhiên, cũng hạn chế hình sự hóa các sai phạm trong lĩnh vực ngân hàng và ưu tiên áp dụng các biện pháp hành chắnh, dân sự, kinh tế để khắc phục hậu quả và giảm bớt tổn thất xảy ra.

Ngoài ra, việc duy trì một cơ chế thưởng hấp dẫn trong thu hồi nợ xấu đối với các nhân viên ngân hàng và các cá nhân, tổ chức khác tham gia là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, pháp luật cần qui định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc phối hợp với NHCSXH để thu hồi nhanh các khoản nợ xấu tại phòng giao dịch ngân hàng chắnh sách xã hội quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng này. Các chế tài cũng rất cần thiết được luật định để đảm bảo hiệu quả thu hồi nợ xấu.

3.2.5 Một số giải pháp khác

* Nâng cao chất lượng tắn dụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 88 - 90)