Về công tác tài trợ rủi ro

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 65 - 66)

- Nguồn vốn cho vay:

b. Tiết kiệm qua

2.2.5. Về công tác tài trợ rủi ro

Trắch lập dự phòng rủi ro

Việc trắch lập dự phòng rủi ro tại PGD NHCSXH quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng được thực hiện theo đúng hướng dẫn số 3358/NHCS-KTTC ngày 01/9/2016 của Tổng giám đốc NHCSXH về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chắnh trong hệ thống Ngân hàng Chắnh sách phường hội. Mức trắch dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tắnh trên số dư nợ cho vay không bao gồm nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời điểm lập dự phòng.

Số dư Quỹ dự phòng rủi ro tắn dụng tối đa bằng tổng số dư nợ quá hạn và nợ khoanh tại thời điểm trắch lập. Trường hợp số dư Quỹ dự phòng rủi ro tắn dụng lớn hơn số dự phòng phải trắch, Ngân hàng Chắnh sách quận thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch thừa vào thu nhập của Ngân hàng Chắnh sách quận.

Xử lý nợ xấu

Về nguyên tắc, đối với các khoản nợ xấu tại NHCSXH do nguyên nhân chủ quan thì ngân hàng gia hạn nợ và khuyến khắch khách hàng trả nợ (nếu khách hàng có khả năng trả nợ)/ Nếu khách hàng có khả năng trả nợ nhưng chây ỳ thì NHCSXH báo cáo cấp trên xem xét quyết dịnh. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ xem xét đề xuất gia hạn nợ.

Đối với khoản nợ xấu (bị rủi ro) do nguyên nhân khách quan việc xem xét, xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

- Khách hàng thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định, đã sử dụng vốn vay đúng mục đắch.

- Khách hàng bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan làm mất một phần hoặc toàn bộ vốn, tài sản.

- Khách hàng gặp khó khăn về tài chắnh dẫn dến chưa có khả năng trả được nợ hoặc không trả được nợ cho Ngân hàng.

Việc xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn.

Có 3 biện pháp xử lý nợ xấu do nguyên nhân khách quan:

- Gia hạn nợ: Khi mức độ thiệt hại về vốn và tài sản dưới 40% so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Thời gian gia hạn nợ tối đa là 12 tháng đối với loại cho vay ngắn hàng, tối đa không quá 1/2 thời gian cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn, được tắnh từ ngày khách hàng vay đến hạn trả nợ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 65 - 66)