Những hạn chế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 70 - 75)

- Điều kiện xóa nợ: Khách hàng được xem xét xóa nợ nếu khách hàng vay vốn bị rủi ro nhưng sau khi đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp

2.3.2. Những hạn chế

Khó khăn trong thẩm định và đánh giá khách hàng

Hệ thống NHCSXH nói chung và PGD NHCSXH quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng nói riêng hoạt động theo quy định của Chắnh phủ, không hoạt động theo cơ chế thị trường. Vì thế, việc đánh giá, phân tắch tình hình kinh doanh, nghiên cứu khách hàng rất hạn chế, thiếu chắnh xác dẫn đến rủi ro tắn dụng không thể trành khỏi. Một số dự án do thiếu thông tin, thiếu thực tế, chưa có những đánh giá độc lập, nhiều hồ sơ thẩm định còn mang tắnh sao chụp.

Ngoài ra, hệ thống pháp luật và cơ chế chắnh sách Nhà nước có thay đổi, không có tắnh dự báo ở một số ngành nghề nên dẫn đến dễ gây rủi ro cho các khách hàng vay vốn, khó khăn cho công tác kiểm soát của ngân hàng.

Với đặc thù của mình là cho vay vốn đến các đối tượng nghèo, cận nghèo, vay đi học, đi làmẦthực hiện tắn dụng theo chắnh sách nên rất nhiều hoạt động tắn dụng của NHCSXH thông qua tổ chức trung gian là TK&VV, các tổ chức CT-XH khác. Tuy nhiên việc ủy thác qua các tổ chức CT-XH này vẫn còn nhiều hạn chế, một số nơi tổ chức chưa thực sự nhận thức hết trách nhiệm của mình từ khâu bình xét cho vay tại tổ đến việc hướng dẫn, kiểm tra xem xét sử dụng vốn vay và đôn đốc nợ quá hạn.

Đặc biệt với đặc thù là vốn vay tắn dụng ưu đãi cho các đối tượng khó khăn, chắnh sách, thì khâu thẩm định, xét duyệt đúng đối tượng rất quan trọng nhưng ở một số nơi vẫn còn tình trạng đề nghị cho vay không đúng hoặc bỏ sót đối tượng theo quy định.

Đối với khâu thẩm định, đánh giá đầu tiên là nhân lực vẫn còn thiếu và một số hạn chế về trình độ dẫn đến việc thẩm định, đánh giá khách hàng còn nhiều thiếu sót. Rất nhiều khoản vay của PGD NHCSXH quận Ngũ Hành

Sơn, Đà Nẵng được dùng vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có sự liên kết với các đơn vị khuyến nông, nông nghiệp, các đầu mối tiêu thụ để thẩm định khoản vay chắnh xác, khách quan nhưng thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ thẩm định còn nhiều thiếu sót cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến những khoản vay xấu. Thậm chắ một số trường hợp còn tin tưởng Tổ TK&VV để xảy ra tình trạng cho vay không đúng đối tượng, sai mục đắch.

Xếp hạng tắn dụng nội bộ khách hàng vẫn còn một số hạn chế

Hệ thống đánh giá xếp hạng mà NHCSXH đang áp dụng hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc phân loại nợ, chưa đánh giá hết rủi ro tắn dụng của khoản vay. Do đó, chưa xây dựng được mô hình thắch hợp cho việc lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng.

Công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay chưa hiệu quả

Dư nợ của ngân hàng tăng qua các năm nhưng dư nợ chủ yếu tập trung vào khách hàng cho vay tắn chấp thông qua ủy thác của các tổ chức CT-XH, các món vay nhỏ lẻ, số lượng khách hàng quá nhiều. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay là một trong những công đoạn ủy thác cho các tổ chức chắnh trị phường hội. Nên đôi lúc, việc kiểm tra giám sát khoản vay sau khi cho vay của các tổ chức CT-XH và ban quản lý tổ TK & VV chỉ thực hiện chiếu lệ, chưa được xem trọng và thực thi một cách nghiêm túc trên thực tế.

Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa phát huy hết vai trò

Quản lý rủi ro tắn dụng trong hoạt động tại NHCSXH quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng nhìn chung còn khá mới mẻ. Do vậy mà trong cơ cấu tổ chức cũng như bộ máy quản lý chưa có bộ phận độc lập có chức năng chắnh về quản lý rủi ro và phòng ngừa cũng như đào tạo cán bộ đủ năng lực xem xét vấn đề này.

+ Việc kiểm soát được thực hiện sau khi các nghiệp vụ đã thực hiện hoàn thành sau một thời gian nên việc phát hiện sai sót và yêu cầu chấn chỉnh, sửa chữa thường không kịp thời, có những vụ việc đã xảy ra hậu quả mới phát

hiện hoặc khi phát hiện thì sự việc khó khắc phục được.

+ Trình độ kiểm soát của cán bộ còn nhiều hạn chế khiến cho việc kiểm soát không đạt kết quả về việc phát hiện các sai sót và lỗi trong quy trình.

Công tác xử lý nợ xấu

Hiện tại phòng giao dịch ngân hàng chắnh sách xã hội quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng chỉ mới áp dụng phương pháp truyền thống như khai thác xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng (đối với cho vay trực tiếp) để bù đắp cho tổn thất đã xảy ra.

Một số trường hợp, ngân hàng vẫn chưa quyết liệt trong việc khởi kiện vì việc kiện tụng sẽ tốn kém thời gian và tiền bạc trong khi sự hỗ trợ trong công tác kiện tụng từ cấp trên đối với ngân hàng còn yếu. Công tác xử lý nợ bị rủi ro còn nhiều hạn chế, tồn tại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:

Nhóm 1: Do ý thức chủ quan của cán bộ

Các cán bộ trong PGD NHCSXH chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác xử lý rủi ro, nên chưa đầu tư thời gian để nghiên cứu kỹ văn bản xử lý nợ bị rủi ro, xử lý nợ bị rủi ro chưa kịp thời.

Nhiều cán bộ chưa có trách nhiệm cao trong công tác xử lý nợ bị rủi ro. Cán bộ PGD NHCSXH nơi cho vay, trước khi xử lý nợ bị rủi ro chưa đi kiểm tra lại những khách hàng đề nghị xử lý nợ bị rủi ro, chủ yếu dựa vào báo cáo của Tổ TK&VV, Hội đoàn thể nhận ủy thác và của UBND phường. Vì vậy, khi đoàn kiểm tra của tỉnh, của Hội sở chắnh đi kiểm tra thì hồ sơ vay vốn với hồ sơ đề nghị xử lý nợ khác nhau, đề nghị khoanh nợ, xóa nợ chưa đủ điều kiện và hồ sơ có dấu hiệu sai phạm như tẩy xóa, ghi chèn phần xác nhận.

Công tác xử lý nợ bị rủi ro thì mất thời gian, yêu cầu cán bộ tắn dụng theo dõi địa bàn, cán bộ quản lý tại PGD NHCSXH nơi cho vay đến lập biên bản 100% nên nhiều nơi cán bộ còn ngại, dẫn đến khách hàng gặp rủi ro không được xử lý hoặc xử lý không kịp thờ, ...

Nhóm 2: Tồn tại do cơ chế

+ Thuộc đối tượng xử lý rủi ro nhưng không đủ hồ sơ để xử lý: Doanh nghiệp phá sản giải thể không có thủ tục

+ Món vay bị chiếm dụng mà người chiếm dụng chết, mất tắchẦ không có khả năng trả nợ.

+ Không nhận nợ, không có người nhận nợ.

- Người vay bị tâm thần, mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau thường xuyên không có người thừa kế không thể đến cơ sở y tế xin xác nhận nên không có hồ sơ để xử lý.

- Người vay bỏ địa phương chiếm tỉ lệ cao, không có khả năng thu hồi nợ, hiện đã quá hạn.

- Các thành viên trong hộ vay vốn ốm đau thường xuyên dẫn tới khó khăn không có khả năng trả nợ.

- Người vay quá nghèo, sản xuất, kinh doanh thua lỗ, kỹ năng lao động sản xuất yếu, kém, không có tư liệu sản xuất, đất canh tác, không có khả năng trả nợ khi đến hạn.

- Nhiều món vay bị rủi ro xảy ra từ lâu nhưng do không làm hồ sơ kịp thời nên đến thời điểm hiện tại không thể làm được hồ sơẦ hiện người vay khó khăn không có khả năng trả nợ.

Nhóm 3: Tồn tại do hồ sơ pháp lý

- Hồ sơ chưa đảm bảo tắnh pháp lý, còn nhiều sai sót, cẩu thả trong việc lập hồ sơ:

+ Tẩy xóa, ghi chèn, ghi đè.

+ Thiếu xác nhận của ủy ban nhân dân phường trên biên bản về khả năng trả nợ của người thừa kế.

+ Trường hợp được coi là mất tắch hoặc chết việc xác nhận của UBND và công an phường không thống nhất.

thường xuyên ốm đau hoặc mắc bệnh tâm thần....

+ Chưa đánh giá tình trạng thực tế của khách hàng đối với món vay hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vẫn tiếp tục khó khăn đề nghị khoanh nợ bổ sung hoặc xóa nợ.

+ Trên mẫu 02/xử lý nợ, không nêu rõ tình trạng cụ thể của khách hàng để chứng minh khách hàng chưa hoặc không có khả năng trả nợ, không nêu thời gian đã được khoanh lần trước.

+ Nguyên nhân rủi ro trong biên bản không phù hợp với đối tượng và mục đắch sử dụng vốn vay trên hồ sơ vay vốn.

+ Thời điểm xác nhận chết, mất tắch, thời điểm chết trên giấy chứng tử trước thời điểm khách hàng ký tên trên hồ sơ vay vốn hoặc trước thời điểm khách hàng có đơn đề nghị gia hạn nợ

+ Trên hồ sơ vay vốn có ghi người thừa kế nhưng hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro lại ghi không có người thừa kế.

+ Họ tên trên hồ sơ vay vốn lưu tại phòng giao dịch ngân hàng chắnh sách xã hội quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng và họ tên trên giấy chứng tử hoặc nội dung xác nhận trên biên bản không trùng khớp.

+ Số tiền đề nghị xử lý trên đơn đề nghị, biên bản và trên sổ lưu tờ rời tại phòng giao dịch ngân hàng chắnh sách xã hội quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng cùng thời điểm không bằng nhau.

+ Nguyên nhân trên hồ pháp lý và nguyên nhân trên biểu tổng hợp không thống nhất...

Nhóm 4: Do nguyên nhân khác

- Người vay, tổ TK&VV, tổ chức CT-XH ủy thác chưa thực sự hiểu rõ, nắm vững về cơ chế xử lý nợ bị rủi ro.

- Công tác phối hợp với chắnh quyền cấp phường trong công tác xử lý nợ bị rủi ro chưa thực sự hiệu quả.

- Một số trường hợp chây ỳ, không nhận nợ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội QUẬN NGŨ HÀNH sơn, THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w