Tăng cường hiệu quả của công tác xửlý nợ có vấn đề

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP (Trang 85 - 87)

- Phê duyệt và thiết lập hồ sơ

3.2.2.1. Tăng cường hiệu quả của công tác xửlý nợ có vấn đề

Khi khoản nợ đã bị chuyển quá hạn, ngân hàng cần thực hiện các bước cơ bản sau:

- Bước 1: xem xét lại tình hình khoản vay.

+Trước tiên, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn khoản vay trở thành nợ khó đòi, nguyên nhân đó có phải xuất phát chủ quan từ phía Sacombank trong quá trình xét duyệt cho vay hay xuất phát từ phía khách hàng hoặc yếu tố khách quan khác...

+ Sau đó, cần đánh giá lại chứng từ, dòng tiền ngắn hạn hàng tháng, đánh giá lại tình hình tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của khách hàng, đánh giá cả giá trị các tài sản mà khách hàng đang nắm giữ và một số nguồn thu khác của khách hàng ngoài nguồn trả nợ của phương án (nếu có). Quá trình

đánh giá này nên có sự phối hợp giữa cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ trun g tâm xử lý nợ để đảm bảo tính khách quan và loại trừ được rủi ro về mặt đạo đức.

+ Thêm vào đó, cần đánh giá lại về thực trạng TSĐB, cụ thể: đánh giá về giá trị thị trường của tài sản và tính khả mại của tài sản để chuẩn bị cho phương án xử lý TSĐB siết nợ khi cần thiết.

Bước 2: Đánh giá thái độ và thiện chí hợp tác của khách hàng trong việc xử lý

Nợ quá hạn.

Quá trình trao đổi với khách hàng có thể bằng văn bản hoặc thông qua các cuộc họp đột xuất, từ đó giúp Sacombank Quảng Bình đánh giá được thiện chí hợp tác của khách hàng trong việc xử lý nợ quá hạn. Rất nhiều trường hợp, khách hàng liên tục cam kết sẽ nỗ lực trả nợ nhưng thực chất không hề thực hiện đúng cam kết. Do đó, cách thức tốt nhất để đánh giá thái độ và thiện chí hợp tác của khách hàng là thông qua động thái của họ và sự nỗ lực của họ trong việc trả nợ quá hạn

Bước 3: Thông qua các kết quả đã đánh giá ở bước 1 và bước 2, lên phương

án thu hồi nợ phù hợp, lập kế hoạch hành động tương ứng và bám sát, theo dõi, kiểm tra để đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng đắn.

- Cơ cấu lại khoản nợ cho khách hàng. Thông thường, phương thức này áp dụng trong trường hợp khoản vay chuyển quá hạn do thiết kế phương án không hợp lý hoặc do một số yếu tố khách quan dẫn đến dòng tiền trả nợ của khách hàng có sự thay đổi, khoản vay cần phải được cơ cấu lại (gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) mới đảmbảo thu hồi được nợ đầy đủ.

- Thỏa thuận với khách hàng phát mại TSĐB để thu nợ. Đây là giải pháp hữu hiệu và được áp dụng rất phổ biến tại các ngân hàng. Việc phát mại TSĐB có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: khách hàng bàn giao tài sản cho ngân hàng phát mại hoặc khách hàng tự thu xếp để phát mại tài sản đảm bảo, hoặc thực hiện thông qua hình thức bán đấu giá tài sản ....

- Tăng cường công tác bàn giao các khoản nợ khó đòi cho Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản – AMC. VIBAMC được thành lập với mục đích chủ yếu là tiếp nhận, quản lý và thu hồi các khoản nợ phải thu, nợ khó đòi từ phía ngân hàng, đảm

bảo ngân hàng kinh doanh an toàn và bền vững. Sacombank Quảng Bình cần tích cực phối hợp với AMC trong quá trình thu hồi nợ.

- Ngân hàng thực hiện khởi kiện khách hàng lên tòa án kinh tế để phát mại tài sản thu hồi nợ quá hạn. Khởi kiện thường được áp dụng trong trường hợp khách hàng trây ỳ thiếu thiện chí hợp tác hoặc đang lâm vào tình trạng phá sản, không còn nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Phương án khởi kiện mặc dù khiến ngân hàng tốn kém thời gian, chi phí theo kiện nhưng lại có tác dụng tâm lý rất tốt khiến khách hàng phải thay đổi thiện chí hợp tác với ngân hàng và nỗ lực hơn trong việc tìm kiếm nguồn thu để trả nợ.

Sau khi đã lựa chọn được phương án xử lý nợ phù hợp, Sacombank Quảng Bình sẽ tiến hành lập kế hoạch hành động cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng của từng cá nhân và thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch đó.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w