Đánh giá công tác Nhận diện rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP (Trang 71 - 72)

- Phê duyệt và thiết lập hồ sơ

2.3.2.1. Đánh giá công tác Nhận diện rủi ro tíndụng

Qua bảng trên cho ta thấy, với doanh số cho vay năm 2016 đạt 289 tỷ đồng tăng so với năm 2015 gần 64 tỷ đồng, lượng hồ sơ tiếp nhận tăng 3.782 hồ sơ, tương ứng tỷ lệ hồ sơ từ chối đạt 712 hồ sơ. Qua năm 2017 doanh số cho vay năm

2017 đạt 312 tỷ đồng tăng so với năm 2016 gần 24 tỷ đồng, lượng hồ sơ tiếp nhận tăng 2.202 hồ sơ, tương ứng tỷ lệ hồ sơ từ chối đạt 539 hồ sơ. Như vậy cho thấy nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do Phòng Khách hàng cá nhân, đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay… nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi, đồng thời gia tăng chất lượng hồ sơ qua các năm sau khi sàng lọc.

Thực tế, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của Sacombank Chi nhánh Quảng Bình mang tính chất thụ động khá nhiều, số lượng hồ sơ sàng lọc sau khi thẩm định từ chối đạt thấp chiếm tỷ lệ trung bình 15% đến 20% trên tổng hồ sơ tiếp nhận, nguyên nhân, Sacombank Quảng Bình phải chịu áp lực chỉ tiêu, bên cạnh đó QLKH còn gắn liền với chỉ tiêu giao nên nếu sàng lọc kỹ sẽ không đạt mục tiêu đề ra, khó phát triển. Do đó chủ yếu là xử lý sau khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (khách hàng không trả được nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ và kết quả phân loại nợ). Hệ thống dự báo và phòng ngừa rủi ro từ xa chưa thật sự tốt do sự hạn chế và trình độ, kinh nghiệm của QLKH; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w