Phân tích và do lường rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP (Trang 26 - 28)

Phân tích rủi ro tín dụng: Là nhằm tìm ra những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa rủi ro.

Đo lường rủi ro tín dụng: Các nhà kinh tế, các nhà phân tích ngân hàng sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đo lường rủi ro tín dụng. Một ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để phân tích, đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Sau đây là một số mô hình được sử dụng rộng rãi tại nhiều NHTM trên thế giới:

*Mô hình đo lường rủi ro: dựa trên yếu tố 6 C, bao gồm:

+Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.

+Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay phải là đại diện hợp pháp của Doanh nghiệp…

+Thu nhập của người vay (Cash): Cán bộ tín dụng phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, tiền từ phát hành chứng khoán.

+ Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng và là nguồn tài sản thứ hai có thể được dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

+ Các điều kiện khác (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy thuộc vào chính sách tín dụng theo từng thời kỳ, tùy thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN theo từng thời kỳ. của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của Ngân hàng?...

+ Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trong pháp luật và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay hay không? Yêu cầu tín dụng

* Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s: Đây là dịch vụ

xếp hạng tư nhân có uy tín xếp hạng về rủi ro tín dụng thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu. Các thứ hạng từ: C hay DDD-D (chất lượng kém) đến Aaa hay AAA (chất lượng cao nhất). Mô hình này chỉ đưa ra kết quả cuối cùng còn việc xếp hạng, tiêu chí hoàn toàn do các công ty dịch vụ thực hiện.

* Mô hình điểm số Z: Đây là mô hình do E.L.Altman phát minh và được

dùng làm công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để đo lường rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ

Từ đó, Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:

Trong đó: X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản; X2 = Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài

sản; X3 = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Tổng tài sản; X4 = Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu/Giá trị sổ sách của Tổng nợ; X5 = Doanh thu/Tổng tài sản.

Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ làm căn cứ xếp khách hàng vào nhóm nợ có nguy cơ vỡ nợ cao.

+ Nếu Z > 2,99: doanh nghiệp nẳm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.

+ Nếu 1,8 < Z < 2,99: doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản, chưa xác định được.

+ Nếu Z < 1,8: doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao, có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w