Hạn chế về công tác nhận diện rủi ro

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP (Trang 77 - 78)

- Phê duyệt và thiết lập hồ sơ

2.5.2.1. Hạn chế về công tác nhận diện rủi ro

- Đến tính đạo đức khách hàng, thiên tai địch họa, hay rủi ro ngành nghề của khách hàng Chi nhánh thường bị động và khó nhận biết rõ. Việc nhận dạng các biểu hiện rủi ro phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của Cán bộ QLKH, còn mang tính kinh nghiệm, truyền thống.

- QLKH chạy theo chỉ tiêu mà bỏ qua các dấu hiệu nhận biết rủi ro, thông thường chỉ chú trọng tới tài sản đảm bảo và năng lực tài chính hiện tại của khách hàng mà bỏ qua các dấu hiệu khác.

- Công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng sau khi cấp tín dụng chưa được thực hiện tốt, chủ yếu còn mang tính hình thức. Nguyên nhân là do QLKH chưa thực sự chú trọng tới công tác này, mặt khác do số lượng QLKH làm công tác quản lý khách hàng của chi nhánh khá mỏng nên không đáp ứng 100% được khâu kiểm soát sau khi cho vay.

- Việc định giá lại tài sản đảm bảo hàng năm và theo dõi quản lý tài sản đảm bảo sau khi được thế chấp, cầm cố gặp nhiều khó khăn. Do lượng khách hàng mà một cán bộ QLKH cá nhân quản lý là rất lớn, một khách hàng đôi khi lại có cả hàng chục tài sản bảo đảm nên gặp nhiều việc định giá lại tài sản hàng năm gặp không ít trở ngại.

- Hằng năm có từ 2 đến 3 lần Chi nhánh tổ chức kiểm tra ra soát hồ sơ tín dụng nội bộ, nhưng công tác này chỉ dừng lại ở việc kiểm tra trên bề mặt hồ sơ chứ chưa thực hiện kiểm tra thực tế.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP (Trang 77 - 78)