Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát và quản lý khoản vay

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP (Trang 84 - 85)

- Phê duyệt và thiết lập hồ sơ

3.2.1.4. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát và quản lý khoản vay

Một là để tạo điều kiện thực hiện tốt công tác kiểm soát và quản lý khoản vay, ngân hàng cần hạn chế cho vay đối với các khách hàng ở xa địa bàn hoạt động của chi nhánh. Trong trường hợp khách hàng ở địa bàn hoạt động quá xa chi nhánh này nhưng lại gần chi nhánh khác, các chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với nhau để giao dịch với khách hàng nhằm mục tiêu: vừa đảm bảo thực hiện tốt công tác kiểm soát sau vừa giữ được khách hàng, mang lại lợi ích cho ngân hàng.

Hai là, tăng cường việc thực hiện đầy đủ các nội dung liên quan đến việc kiểm soát và quản lý khoản vay từ khâu giải ngân vốn vay đến khâu thu nợ, cụ thể như sau:

- Kiểm tra kỹ lượng các giấy tờ và điều kiện giải ngân trước khi thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng. Các chứng từ trong quá trình giải ngân cần được ký nhận đầy đủ, hợp lý, hợp lệ và chính xác. Đặcbiệt, QLKH cần kiểm tra các căn cứ để giải ngân nhằm đảm bảo nguyên tắc phát tiền vay đúng mục đích sử dụng vốn vay.

- Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Mục đích của việc kiểm sai mục đích, không đúng đối tượng cho vay mà khách hàng đã cam kết để Ngân hàng có biện pháp xử lý phù hợp. Sau mỗi lần kiểm tra, cán bộ tín dụng cần lập biên bản có xác nhận của các bên để làm căn cứ xử lý các vấn đề phát sinh sau này.

- Thường xuyên theo dõi, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong suốt thời gian vay vốn thông qua việc thu thập thông tin khách hàng, quản lý tình hình giao dịch tài khoản của khách hàng tại ngân hàng hoặc tham khảo thông tin từ các TCTD khác...

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w