- Chỉ tiêu Tỷ lệ dự phòng rủi ro tíndụng Tỷ lệ dự phòng
1.3.2.2. Nhân tố thuộc về ngân hàng cho vay
Ngoài nhân tố xuất phát từ phía người đi vay và môi trường khách quan, nhân tố thuộc về ngân hàng cho vay cũng có ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng của
-Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế RRTD và nâng cao khả năng sinh lời. Một chính sách tín dụng bao gồm các nội dung liên quan đến thị trường tín dụng mục tiêu, đối tượng khách hàng tiếp cận mở rộng, đối tượng khách hàng hạn chế tài trợ, tiêu chuẩn về danh mục cho vay của ngân hàng, nhóm ngành, kỳ hạn cho vay khuyến khích tăng trưởng, lãi suất cho vay... Việc quản trị RRTD sẽ chịu tác động trực tiếp và mạnh mẽ từ những yếu tố này.
-Quy trình tín dụng: Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi một ngân hàng chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quy trình bao quát gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định và có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.
Về cơ bản, tại NHTM, hoạt động tín dụng được tiến hành theo quy trình sau: Quy trình tín dụng là quy phạm nghiệp vụ bắt buộc thực hiện trong nội bộ một ngân hàng và thường được in thành văn bản, hoặc sổ tay nhằm hướng dẫn việc thực hiện thống nhất những nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
Sơ đồ 1.2: Quy trình tín dụng tại các NHTM
- Thông tin tín dụng: Để đưa ra quyết định cấp tín dụng đúng đắn, ngân hàng phải có hệ thống thông tin minh bạch về Khách hàng, về ngành nghề kinh doanh.
Hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng càng cao. Do đó, việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến biện pháp hạn chế RRTD.
Thông tin tín dụng có thể thu được từ những nguồn sẵn có ở ngân hàng (Hồ sơ vay vốn, thông tin giữa các TCTD, phân tích của các TCTD…) từ khách hàng (theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc phản ánh trực tiếp), từ các cơ quan chuyên về thông tin tín dụng ở trong và ngoài nước (Trung tâm thông tin CIC,…), từ các nguồn thông tin khác (báo, đài, tòa án) hoặc từ các cơ quan quản lý kiểm tra như cấp chủ quản, Bộ tài chính, cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế…Trên thực tế, những nguồn thông tin không chính xác đã gây ra những khoản tín dụng bị rủi ro thất thoát, như trường hợp một khách hàng sử dụng một tài sản để thế chấp đi vay vốn tại nhiều ngân hàng.
- Chất lượng nhân sự: Các cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi khâu trong quy trình tín dụng, trực tiếp nhận hồ sơ khách hàng, phân tích thẩm định khách hàng cũng như dự án, phương án kinh doanh của khách hàng, thực hiện giám sát và đưa ra các hướng xử lý trong trường hợp có khó khăn xảy ra. Vì vậy, nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng không cao, thẩm định không tốt, có thể cho vay những khoản vay những khoản vay không khả thi hoặc bị khách hàng lừa gạt. Ngoài ra cán bộ tín dụng không am hiểu về ngành nghề kinh doanh mà NHTM đang cho vay, không nắm rõ các vấn đề liên quan đến luật pháp, đến yếu tố thị trường của ngành nghề cho vay...có thể dẫn đến những quyết định không hợp lý. chính là phương trâm phát triển của mỗi quốc gia. Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp