Kiểm soát rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP (Trang 28 - 30)

Việc kiểm soát RRTD là trọng tâm của công tác quản trị RRTD. Mục tiêu của kiểm soát RRTD chính là phòng chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện các chiến lược, chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Kiểm soát RRTD bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay:

- Kiểm soát trước khi cho vay bao gồm: Kiểm soát quá trình thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thẩm định, kiểm tra tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan.

- Kiểm soát trong khi cho vay: Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết và vốn vay được giải ngân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm soát khách hàng theo các nội dung chính như: khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích, tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không… Công việc này cho phép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, điều đó cho thấy chất tượng tín dụng đang được bảo đảm.

- Kiểm soát sau khi cho vay: Quan hệ tín dụng sẽ kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi của khoản vay. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn. Điều đó có nghĩa là RRTD đã xảy ra. Lúc này cán bộ tín dụng cần xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thanh toán nợ cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng.

Trích và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro (DPRR)tín dụng:

Đối với các khoản tín dụng được tài trợ rủi ro thì chuyển theo dõi ngoại bảng và ngân hàng tiếp tục sử dụng các biện pháp khắc phục và xử lý để tận thu hồi nợ. Nguồn vốn để tài trợ RRTD bao gồm: Trích lập quỹ DPRR tín dụng, quỹ dự phòng tài chính, trợ cấp của Chính phủ. Trong đó, nguồn hình thành từ việc trích lập quỹ

DPRR là nguồn chủ yếu và sử dụng trước để tài trợ rủi ro, nếu sử dụng nguồn này không đủ thì tiếp tục sử dụng quỹ dự phòng tài chính để tài trợ RRTD. Nếu quỹ dự bất thường.

Quỹ DPRR được hình thành sau khi phân loại các khoản cấp tín dụng trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của các khoản cấp tín dụng và được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng. Quỹ dự phòng tài chính được hình thành trên cơ sở tỷ lệ trích dự phòng tài chính, lợi nhuận còn lại trước khi trích quỹ dự phòng tài chính và phụ thuộc vào quy định của mỗi quốc gia. Ngoài các nguồn dùng để tài trợ RRTD, các NHTM còn có thể được bù đắp từ các nguồn khác như trợ cấp của Chính phủ trong những trường hợp tổn thất do nguyên nhân bất khả kháng gây ra.

Cấp thêm vốn, cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc miễn, giảm lãi, gốc: Việc làm này thường áp dụng đối với KH được đánh giá tốt, có quan hệ lâu năm với NH, có dự án khả thi - nhưng do một số điều kiện tác động mà tạm thời chưa thể trả được nợ cho NH. Trường hợp KH không có thiện chí tự nguyện bản tài sản thì NH sẽ tiến hành bản TSBĐ để thu hồi nợ theo sự giám sát và sự phán quyết của cơ quan pháp luật.

Đây là hình thức bán một phần hoặc toàn bộ khoản nợ cho chủ thể khác để thu hồi khoản nợ đang rủi ro, nhằm giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG TMCP (Trang 28 - 30)