- Chỉ tiêu Tỷ lệ dự phòng rủi ro tíndụng Tỷ lệ dự phòng
1.4.1. Thực tiễn quản trị rủi ro tíndụng của Ủy Ban Basel
Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng là một ủy ban gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập từ năm1975 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10 (Bỉ, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Vương Quốc Anh và Mỹ). Ủy bản tổ chức họp thường niên tại trụ sở Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Wasington (Mỹ) hoặc tại Thành phố Basel (Thụy Điển).
Quan điểm của Ủy ban Basel: Sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài hoạt động trong các nước thành viên mà mở rộng liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu.
Hiệp định Basel II (Hiệp định vốn ngân hàng quốc tế) ra đời thay thế cho hiệp định Basel I được thực hiện từ năm 1988 (thường được biết với tỷ số Cook) do Ủy ban giám sát Ngân hàng Basel xây dựng nhằm hỗ trợ các ngân hàng quản trị rủi ro hiệu quả hơn. Các nguyên tắc trong quản trị RRTD của hiệp định bao gồm:
* Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp
- Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ, xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, khả năng sinh lời.
- Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng, xây dựng các quy trình, thủ tục cho vay đối với từng khoản vay cụ thể và toàn bộ danh mục nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát RRTD.
- Nguyên tắc 3: Xác định và quản trị RRTD trong mọi hoạt động và mọi sản phẩm của ngân hàng. Đảm bảo mọi hoạt động đều được thực hiện đúng theo các thủ tục và quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.
* Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh:
- Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: những hiểu biết về người vay, mục tiêu, cơ cấu tín dụng và nguồn thanh toán.
- Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ, nhóm khách hàng vay có liên quan đến nhau, trong và ngoài bảng cân đối kế toán.
- Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.
- Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mại, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro trong cho vay.
* Duy trì một quá trình quản lý, đolường và theo dõi phù hợp:
- Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.
- Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ,đánh giá đầy đủ của các khoản dự phòng RRTD.
- Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ, hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với hoạt động của ngân hàng.
- Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp Ban Quản lý đánh giá Rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài Bảng cân đối kế toán.
- Nguyên tắc 12: Có hệ thống kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể, chất lượng của danh mục tín dụng.
- Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai.
* Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:
- Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, cần thông báo kết quả đánh giá cho Hội Đồng Quản Trị và Ban Quản Lý Cấp Cao.
- Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những phạm vi về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.
- Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản mục tín dụng phát hiện thấy có vấn đề.