II Tổng doanh số thu nợ 361.910 100 385.153 100 429
2.2.5. Nợ xấu tíndụng khách hàng cá nhân tại Sacombank Chi nhánh Quảng Bình, giai đoạn 2017
Bình, giai đoạn 2017 -2019
Bảng 2.8: Nợ xấu Khách hàng cá nhân năm 2017-2019
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 GT GT GT +/_ % +/_ % Tổng dư nợ 642.420 749.311 761.019 106.891 16.6 11.708 1.56 Dư nợ cá nhân 274.502 328.524 382.566 54.022 19.6 54.042 16.4 Nợ xấu 16.210 17.555 19.100 1.345 8.29 1.545 8.8 Nợ xấu cá nhân 5.210 7.555 10.110 2.345 45 2.555 33.8 - Ngắn hạn 1.174 2.382 2.877 1.208 1.02 495 20.7 - Trung dài hạn 4.036 5.173 7.233 1.101 27.2 2.06 39.8
Nợ xấu doanh nghiệp 11.000 10.000 9.000 -1.000 -9.09 -1000 -10
Tỷ lệ nợ xấu cá nhân(%)
0.81 1 1.32
Những năm qua Sacombank Chi nhánh Quảng Bình luôn thực hiện nghiêm túc công tác thống kê, báo cáo tình trạng khoản vay một cách chính xác, kịp thời đánh giá đúng nguyên nhân xảy ra nợ xấu nhằm đảm bảo công tác quản trị rủi ro tín dụng
được tốt nhất. Dư nợ cho vay của Sacombank Chi nhánh Quảng Bình trong 3 năm qua có xu hướng tăng ổn định từ 642.420 triệu đồng năm 2017 lên 761.019 triệu đồng trong năm 2019.
Bên cạnh đó dư nợ cá nhân cũng tiếp tục tăng trong giai đoạn này, cụ thể tăng 19,6% trong năm 2017 và 16,4% trong năm 2019. Sở dĩ có điều này là do Sacombank Chi nhánh Quảng Bình đã nỗ lực phát triển thị phần bán lẻ sau một thời gian dài là doanh nghiệp có thị phần bán buôn trong toàn ngành.
Mặc dù tỷ lệ nợ xấu cá nhân so với dư nợ tín dụng chỉ đạt mức 1,32% năm2017, là một giá trị rất an toàn trong giới hạn cho phép nhưng xét trên số tuyệt đối chỉ tiêu nợ xấu thì giá trị này lại có xu hướng tăng lên từ qua các năm, từ 7.555 triệu đồng năm 2016 lên 10.110 triệu đồng năm 2017. Khác với tín dụng doanh nghiệp, dư nợ xấu có thể tập trung vào một vài khách hàng có quy mô lớn nếu sử dụng biện pháp cơ cấu nợ cho khách hàng thì có thể đưa khoản vay về nhóm nợ thấp hơn, trong khi đó số lượng khách hàng vay cá nhân lại rất lớn, phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách hàng vay trong khi số Quản lý khách hàng chuyên trách lại ít nên khả năng xảy ra nợ xấu là rất lớn.
Để hạn chế vấn đề nợ xấu thì yếu tố tiên quyết là phải tuân thủ quy trình cho vay với chính sách tín dụng chặt chẽ bên cạnh đó yếu tố tài sản đảm bảo luôn được đánh giá thường xuyên, liên tục. Một điểm khác biệt nữa là khi cấp tín dụng cá nhân, Quản lý khách hàng dựa vào những thông tin thu thập được bằng số liệu rõ ràng như Sổ sách ghi chép, biên lai nộp thuế, luân chuyển dòng tiền qua tài khoản cá nhân để đánh giá trong khi đó với tiếp xúc qua một hoặc hai lần thì không thể đánh giá hết khả năng trả nợ của kể cả năng lực pháp lý chính xác của khách hàng vay. Do đó rủi ro do tín dụng cá nhân luôn luôn tồn tại và là yếu tố tất yếu trong hoạt động tín dụng mà bất cứ TCTD nào cũng phải đánh giá đầy đủ.