Chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương được Chính phủ ban hành nhằm khuyến khích và động viên lực lượng người lao động trong quá trình làm việc. Trong thời gian trở lại đây, những sự thay đổi chính sách tiền lương đã ảnh hưởng khá lớn tới công tác phát triển bảo hiểm hưu trí tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Bởi chính sách tiền lương là cơ sở, là căn cứ đóng BHXH. Một mặt, cán bộ BHXH tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai thường xuyên
nộp BHXH đúng và đủ. Mặt khác, cơ quan BHXH huyện Bảo Thắng cũng định kỳ rà soát các quy trình, quy định có liên quan, nhằm kịp thời phát hiện ra những thiếu sót, nhầm lẫn và bất cập trong quá trình triển khai thu nộp BHXH, từ đó điều chỉnh và ban hành quyết định phù hợp.
Điều kiện kinh tế xã hội
Bảo Thắng là huyện miền núi vùng thấp của tỉnh Lào Cai, có 264 thôn bản trong đó có 69 thôn bản thuộc diện vùng 3 (ngoài các xã vùng 3). Những năm qua, cùng với sự nỗ lực không ngừng của lãnh đạo huyện trong việc chỉ đạo các biện pháp nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho các hộ dân trên địa bàn, kinh tế, xã hội huyện Bảo Thắng đã thu lại được một số kết quả đáng kể. Cụ thể, một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Bảo Thắng giai đoạn 2017 – 2019 như sau:
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 – 2019 Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị Tăng trưởng (%)
Giá trị trưởng Tăng (%)
1
Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá thực tế) Triệu đồng 1.648.124 1.759.271 6,74 1.895.097 7,72 2 Giá trị sản phẩm trồng trọt/1ha đất nông nghiệp (giá thực tế) Triệu đồng 72,5 75,9 4,69 79,3 4,48 3 Sản lượng lương thực có hạt Tấn 38.854 39.147 0,75 39.518 0,95 4
Số trang trại hiện có trên địa bàn có đến thời điểm 1/7 hàng năm Trang trại 230 241 4,78 252 4,56 5 Giá trị sản xuất công nghiệp Triệu đồng 597.579 681.045 13,97 727.841 6,87
Phân tích bảng số liệu nêu trên ta thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp (giá thực tế) của huyện Bảo Thắng tăng đều qua các năm, năm 2017 đạt 1.648.124 triệu đồng, năm 2018 đạt 1.759.271 triệu đồng, tốc độ tăng năm sau so với năm trước là 6,74%; năm 2019 đạt 1.895.097triệu đồng, tăng 7,72% so với năm 2018; Tốc độ tăng bình quân trong 3 năm đạt 7,23%; Giá trị sản phẩm trồng trọt/1ha đất nông nghiệp (giá thực tế) cũng tăng nhẹ, tốc độ tăng bình quân đạt 4,58% trong giai đoạn 2017 – 2019; Sản lượng lương thực có hạt trên địa bàn có sự biến động tăng, giảm nhẹ, tốc độ tăng bình quân trong 3 năm 2017 – 2019 đạt 0,85%; Số trang trại hiện có trên địa bàn có đến thời điểm 1/7 hàng năm tăng mạnh, từ 230 trang trại năm 2017 tăng lên 252 trang trại năm 2019, tốc độ tăng bình quân đạt 4,67%; Bên cạnh đó, giá trị sản xuất công nghiệp cũng tăng mạnh với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2017 – 2019 là 22,18%.
Trình độ dân trí
Giáo dục đào tạo là mảng hoạt động nhận được sự quan tâm, chú trọng rất lớn từ phía lãnh đạo huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Quan tâm đến giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, để người dân có điều kiện tiếp xúc với khoa học công nghệ phát triển, cơ khí hoá, cơ giới hoá nông nghiệp, tạo cho người dân nhiều cơ hội để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, trình độ người dân được nâng lên thì nhận thức của người dân về lợi ích của BHXH, đặc biệt là bảo hiểm hưu trí ngày càng rõ nét, tạo thuận lợi để phát triển hơn nữa bảo hiểm hưu trí trên địa bàn huyện.
Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê huyện Bảo Thắng ở bảng 3.2 năm 2017 dân số trung bình của huyện là 110.520 người, năm 2016 là 127.940 người tăng 17.420 người, với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 15,76%.
Bảo Thắng là một huyện về cơ bản là sản xuất nông nghiệp, nên số lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn. Năm 2017 số người sống ở khu vực nông thôn là 85.450 người chiếm tỷ lệ 77,32% đến năm 2019 là 101.986 người chiếm tỷ lệ 76,05%, bên cạnh đó tỷ lệ người sống ở khu vực thành thị cũng tăng nhẹ từ 22,68% năm 2017 lên 23,95% năm 2019. Điều đó cho chúng ta thấy tốc độ đô thị hóa của huyện có tăng, song tỷ lệ tăng rất chậm, và phần lớn người dân ở huyện sống ở khu vực nông thôn.
Bảng 3.14. Dân số và lao động huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 – 2019 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) I Số hộ trung bình Hộ 30.187 100,00 31.985 100,00 33.527 100,00
II Dân số trung bình Người 110.520 100,00 127.940 100,00 134.108 100,00
1 Thành thị Người 25.070 22,68 28.579 22,34 32.122 23,95
2 Nông thôn Người 85.450 77,32 99.361 77,66 101.986 76,05
III Giới tính Người 110.520 100,00 127.940 100,00 134.108 100,00
1 Nam Người 55.976 50,65 67.148 52,48 69.225 51,62
2 Nữ Người 54.544 49,35 60.792 47,52 64.883 48,38
IV Số người trong độ
tuổi lao động Người 78.250 100,00 90.815 100,00 107.286 100,00
1 Lao động nông
nghiệp Người 57.850 73,93 66.956 73,73 78.124 72,82
2 Lao động phi nông
nghiệp Người 20.400 26,07 23.859 26,27 29.162 27,18
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai)
Trong đó, số người trong độ tuổi lao động nông nghiệp chiếm 73,93%; lao động phi nông nghiệp chiếm 26,07% năm 2017; năm 2019 tỷ lệ lao động ở khu vực nông nghiệp giảm xuống còn 72,82%, lao động ở khu vực phi nông nghiệp là 27,18%. Mặc dù lao động ở huyện Bảo Thắng đã có sự dịch chuyển từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, song tốc độ chuyển dịch còn chậm. Nguyên nhân là do huyện Bảo Thắng hiện vẫn là huyện nông nghiệp, trên địa bàn huyện có ít doanh nghiệp hoạt động hoặc quy mô doanh nghiệp sử dụng ít lao động, dẫn tới số lượng lao động chủ yếu làm việc ở khu vực nông thôn và làm nông nghiệp.
Tóm lại, trong những năm qua bằng nội lực và sự hỗ trợ của Trung ương và địa phương, nền kinh tế Bảo Thắng đã từng bước phát triển, bước đầu đã tạo ra sản xuất hàng hoá, nâng cao đời sống nhân dân. Kinh tế khá phát triển, góp phần đưa trình độ dân trí trong huyện ngày càng cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, mặc dù mức tăng không nhiều. Tất cả những điều kiện kinh tế xã hội nêu trên cũng tác động không nhỏ tới BHXH hưu trí trên địa bàn huyện. Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên lao động tự do nhiều. Người dân chưa quan tâm đến phúc lợi khi về già nên nhu cầu BHXH chưa cao. Do vậy, việc phát triển BHXH hưu trí chưa thật sự phát huy hết tiềm năng.