PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 34)

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 – 2019 như thế nào?

- Đâu là những yếu tố ảnh hưởng tới thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai?

- Những giải pháp gì để hồn thiện thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin lấy từ sách, báo, các cơng trình nghiên cứu liên quan đã cơng bố nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới BHXH và chế độ hưu trí.

Thu thập từ Internet để có các thơng tin về thực hiện chế độ hưu trí tại một số cơ quan BHXH cấp huyện ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng và phát triển hơn so với huyện Bảo Thắng. Đánh giá những kết quả, hạn chế trong thực hiện chế độ hưu trí của các đơn vị đó.

Thu thập từ các cơ quan Nhà nước về chủ trương chính sách liên quan đến BHXH, chế độ hưu trí bao gồm các nghị quyết Trung ương, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các quyết định, chương trình hành động của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Lào Cai.

Thu thập từ BHXH huyện Bảo Thắng: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ hàng năm giai đoạn 2017 - 2019; Báo cáo tình hình giải quyết chế độ hưu trí hàng năm giai đoạn 2017 - 2019.

Thu thập từ UBND huyện Bảo Thắng: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Bảo Thắng giai đoạn 2017 - 2019.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

* Đối tượng thu thập thơng tin

Để tìm hiểu, đánh giá và phân tích tình hình thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH huyện Bảo Thắng, tác giả thực hiện thu thập các thông tin sơ cấp thông qua điều tra,

phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan gồm: lãnh đạo, cán bộ viên chức tại cơ quan BHXH huyện Bảo Thắng và các đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí tại BHXH huyện Bảo Thắng.

* Quy mô mẫu khảo sát

- Lãnh đạo và CBVC tại BHXH huyện Bảo Thắng: tính đến thời điểm hiện tại, BHXH huyện Bảo Thắng có 17 CBVC, trong đó có 3 lãnh đạo, 14 CBVC các bộ phận trực thuộc BHXH huyện Bảo Thắng. Tác giả lựa chọn điều tra, phỏng vấn toàn bộ 17 CBVC này.

- Đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí trên địa bàn: tính đến hết ngày 31/12/2019 có 2.478 người đang hưởng chế độ hưu trí được chi trả qua BHXH huyện Bảo Thắng. Để đảm bảo lượng mẫu điều tra đủ lớn, có một kết quả cao trong quá trình nghiên cứu và tránh những sai sót đáng tiếc trong chọn mẫu, quy mơ mẫu sẽ được tính theo công thức:

n = N

1+N∗e2

(Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn. Ở đây ta chọn độ chính xác 95%, sai số tiêu chuẩn là + 0.05)

Theo công thức trên, quy mô mẫu là: 344

Vậy quy mô mẫu là 344, tức là số phiếu điều tra phải phát ra tối thiểu là 344 phiếu thì kết quả điều tra mới có ý nghĩa. Để thuận lợi cho quá trình điều tra, tác giả lựa chọn cỡ mẫu là 350

Như vậy, quy mô mẫu được lựa chọn trong khảo sát này là 17 cán bộ và 350 người đang hưởng chế độ hưu trí. Tổng số: 367 người.

Đối với đối tượng đang hưởng chế độ hưu trí, tác giả phát phiếu tại các điểm chi trả chế độ, liên hệ với các cán bộ chi trả chế độ của BHXH huyện Bảo Thắng và đơn vị liên kết (các điểm bưu điện xã) để phát và thu thập phiếu khảo sát.

* Kỹ thuật chọn mẫu

Để lựa chọn 350 người trong trong số 2.478 người đang hưởng chế độ hưu trí trên địa bàn, luận văn sử dụng kỹ thuật chọn mẫu “phi xác suất, thuận tiện”. Tức là, do địa

chọn phỏng vấn các đối tượng trên địa bàn thị trấn Phố Lu (150 người), thị trấn Tằng Loỏng (150 người) và xã Xuân Quang (50 người).

* Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.1. Thang đo của bảng hỏi Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

1 1,00 – 1,80 Hồn tồn khơng đồng ý 2 1,81 – 2,60 Không đồng ý 3 2,61 – 3,40 Phân vân 4 3,41 – 4,20 Đồng ý 5 4,21 – 5,00 Hoàn toàn đồng ý * Phương pháp phỏng vấn:

luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn qua phiếu khảo sát. bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn qua phiếu khảo sát.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập tài liệu, thông tin thứ cấp và sơ cấp, tác giả tiến hành tổng hợp thông tin, sử dụng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft Word để nhập thông tin, dữ liệu vào bảng biểu. Các số liệu sơ cấp được lựa chọn, sắp xếp khoa học và có hệ thống dựa theo các nội dung nghiên cứu của luận văn..

2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tích và đánh giá

Phân tích và đánh giá là biện pháp mà người sử dụng để diễn giải những thông tin thu thập được, đồng thời thể hiện quan điểm của mình hoặc dưới góc nhìn khoa học để đánh giá về thơng tin đó nhằm có được những kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Trong nội dung luận văn này, tác giả sử dụng song hành phương pháp phân tích và đánh giá ở những nội dung thông tin thu thập được nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn

vấn đề và thấy được quan điểm và góc nhìn của tác giả luận văn về vấn đề nghiên cứu đó. Cách làm này được xuyên suốt trong luận văn, bao gồm cả nội dung trình bày dưới dạng đoạn văn cũng như dưới dạng bảng biểu.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh: Là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích đánh giá.

Trong nghiên cứu luận văn tác giả sử dụng phương pháp so sánh với lý do của việc cần so sánh đó là từng con số đơn lẻ hầu như khơng có ý nghĩa trong việc kết luận về mức độ tốt, xấu trong đánh giá thực trạng thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hố có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.

Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%). Phương pháp so sánh gồm các dạng: so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.

2.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Thực hiện việc phỏng vấn các chuyên gia có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu gồm: giảng viên nghiên cứu về lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, chính sách...; đại diện lãnh đạo UBND huyện Bảo Thắng...để có thể đưa ra những đánh giá xác đáng về thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phân tích/đánh giá tình hình thực hiện chức năng/nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội

* Đối tượng tham gia BHXH

- Tổng số đối tượng tham gia BHXH

- Số lượng và tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc - Số lượng và tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện

Các chỉ tiêu này thống kê số lượng và tỷ lệ các đối tượng tham gia BHXH của huyện Bảo Thắng. Các con số nói lên quy mơ của BHXH trên địa bàn huyện về khía

tại huyện Bảo Thắng, qua đó cho thấy được hiệu quả trong cơng tác phát triển BHXH tại cơ quan BHXH của huyện.

* Tổ chức thu nộp BHXH

- Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu BHXH:

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu BHXH = Số đã thu BHXH Số kế hoạch thu BHXH

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hoàn thành của số đã thu so với số kế hoạch thu BHXH được giao.

- Tỷ lệ % hoàn thành so với số phải thu BHXH:

Tỷ lệ % hoàn thành so với số phải thu = Số đã thu BHXH Số phải thu BHXH

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hoàn thành của số đã thu so với số phải thu BHXH - Tốc độ tăng thu BHXH:

Tốc độ tăng thu BHXH = Số đã thu năm (t) - Số đã thu năm (t – 1) Số đã thu năm (t – 1)

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng của số thu BHXH qua các năm. - Nợ đọng BHXH và tỷ lệ nợ đọng BHXH:

Nợ đọng BHXH = Số phải thu BHXH - Số đã thu BHXH Tỷ lệ nợ đọng BHXH =

Số nợ đọng BHXH Số phải thu BHXH

Chỉ tiêu này cho biết mức độ nợ đọng BHXH, cho biết số nợ đọng BHXH chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng số phải thu BHXH.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích/đánh giá thực hiện chế độ hưu trí của B ảo hiểm xã hội xã hội

- Số lượng hồ sơ, giải quyết chế độ hưu trí được xét duyệt - Kết quả chi trả chế độ hưu trí:

+ Đối tượng áp dụng phương thức chi trả chế độ hưu trí tại BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

+ Đối tượng hưởng chế độ hưu trí hàng tháng từ quỹ BHXH và NSNN tại BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

+ Cơ cấu đối tượng hưởng chế độ hưu trí hàng tháng tại BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

+ Cơ cấu nguồn chi trả chế độ hưu trí hàng tháng tại BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Các chỉ tiêu nêu trên phục vụ cho việc phân tích tình hình thực hiện chế độ hưu trí tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, về thu nộp, xét duyệt hồ sơ; về tốc độ và chất lượng giải quyết chế độ; về công tác chi trả chế độ cho các đối tượng hưởng lợi ích của BHXH, đặc biệt là chế độ hưu trí. Thực hiện tốt chế độ hưu trí là mở rộng đối tượng, gia tăng số lượng người được hưởng chế độ và nâng cao chất lượng các hoạt động giải quyết, chi trả chế độ cho người dân.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI

3.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Thắng

Ngày 16/02/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất chức năng, nhiệm vụ của Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. BHXH Việt Nam được hình thành theo một hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương. Ở cấp trung ương là BHXH Việt Nam, sau đó về các tỉnh là BHXH tỉnh rồi BHXH các cấp quận, huyện.

BHXH huyện Bảo Thắng được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 110/QĐ-TCCB ngày 14/08/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH huyện Bảo Thắng chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH tỉnh Lào Cai, thực hiện các nhiệm vụ thu, chi BHXH trên địa bàn lãnh thổ huyện Bảo Thắng.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có chức năng:

 BHXH huyện Bảo Thắng là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Lào Cai đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn huyện theo quy định.

 BHXH huyện Bảo Thắng chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Lào Cai và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của UBND huyện.

 BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai bao gồm: - Xây dựng trình Giám đốc BHXH tỉnh Lào Cai kế hoạch phát triển BHXH huyện

dài hạn, ngắn hạn và chương trình cơng tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh Lào Cai, cụ thể: (i) Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT; (ii) Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHTN, BHYT. Thu các khoản đóng BHXH, BHTN, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp BHXH, BHTN, BHYT đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động; (iii) Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT theo quy định; (iv) Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại BHXH huyện; (v) Chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT; từ chối chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định; (vi) Tiếp nhận khoản kinh phí từ NSNN chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHYT, BHXH tự nguyện; (vii) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của BHXH huyện theo phân cấp; (viii) Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

- Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh Lào Cai. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của BHXH huyện Bảo Thắng.

- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT theo quy định.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT.

- Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHTN, BHYT cho các tổ chức, cá nhân tham gia. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa

vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT theo quy định.

- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT.

- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để u cầu tịa án bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn.

- Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thơng tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức cơng đồn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thơng tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

- Quản lý viên chức, người lao động của BHXH huyện Bảo Thắng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)