2.2.3.1. Phương pháp phân tích và đánh giá
Phân tích và đánh giá là biện pháp mà người sử dụng để diễn giải những thông tin thu thập được, đồng thời thể hiện quan điểm của mình hoặc dưới góc nhìn khoa học để đánh giá về thông tin đó nhằm có được những kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Trong nội dung luận văn này, tác giả sử dụng song hành phương pháp phân tích và đánh giá ở những nội dung thông tin thu thập được nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn
vấn đề và thấy được quan điểm và góc nhìn của tác giả luận văn về vấn đề nghiên cứu đó. Cách làm này được xuyên suốt trong luận văn, bao gồm cả nội dung trình bày dưới dạng đoạn văn cũng như dưới dạng bảng biểu.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh: Là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích đánh giá.
Trong nghiên cứu luận văn tác giả sử dụng phương pháp so sánh với lý do của việc cần so sánh đó là từng con số đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc kết luận về mức độ tốt, xấu trong đánh giá thực trạng thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.
Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%). Phương pháp so sánh gồm các dạng: so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối.
2.2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Thực hiện việc phỏng vấn các chuyên gia có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu gồm: giảng viên nghiên cứu về lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, chính sách...; đại diện lãnh đạo UBND huyện Bảo Thắng...để có thể đưa ra những đánh giá xác đáng về thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phân tích/đánh giá tình hình thực hiện chức năng/nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội
* Đối tượng tham gia BHXH
- Tổng số đối tượng tham gia BHXH
- Số lượng và tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc - Số lượng và tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện
Các chỉ tiêu này thống kê số lượng và tỷ lệ các đối tượng tham gia BHXH của huyện Bảo Thắng. Các con số nói lên quy mô của BHXH trên địa bàn huyện về khía
tại huyện Bảo Thắng, qua đó cho thấy được hiệu quả trong công tác phát triển BHXH tại cơ quan BHXH của huyện.
* Tổ chức thu nộp BHXH
- Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu BHXH:
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch thu BHXH = Số đã thu BHXH Số kế hoạch thu BHXH
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hoàn thành của số đã thu so với số kế hoạch thu BHXH được giao.
- Tỷ lệ % hoàn thành so với số phải thu BHXH:
Tỷ lệ % hoàn thành so với số phải thu = Số đã thu BHXH Số phải thu BHXH
Chỉ tiêu này cho biết mức độ hoàn thành của số đã thu so với số phải thu BHXH - Tốc độ tăng thu BHXH:
Tốc độ tăng thu BHXH = Số đã thu năm (t) - Số đã thu năm (t – 1) Số đã thu năm (t – 1)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng của số thu BHXH qua các năm. - Nợ đọng BHXH và tỷ lệ nợ đọng BHXH:
Nợ đọng BHXH = Số phải thu BHXH - Số đã thu BHXH Tỷ lệ nợ đọng BHXH =
Số nợ đọng BHXH Số phải thu BHXH
Chỉ tiêu này cho biết mức độ nợ đọng BHXH, cho biết số nợ đọng BHXH chiếm tỷ lệ bao nhiêu % trong tổng số phải thu BHXH.