Tăng cường công tác tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 78 - 80)

Kết quả làm việc phụ thuộc vào chất lượng làm việc của từng cán bộ tại BHXH huyện, vì thế việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là việc làm hết sức qua trọng, phù hợp với những thay đổi của công việc như hiện nay.

Quy hoạch cán bộ là để “bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. Như chúng ta đã biết những thành công của ngành BHXH Việt Nam trước hết là do chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đổi mới công tác BHXH; Xác định rõ chức năng, vị trí, nhiệm vụ của ngành, xây dựng mô hình tổ chức phù hợp; và không thể không kể đến yếu tố con người là nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công chức trong ngành. Ngày nay việc ứng dụng các phương tiện thông tin hiện đại vào hoạt động của ngành còn hạn chế. Phương pháp xủ lý, lưu trữ truy cập, giải quyết công việc còn mang tính thủ công. Chỉ so với các nước trong khu vực, việc xử lý thông tin trong quá trình thu chi của chúng ta còn thủ công hơn rất nhiều. từ đó dẫn đến tỷ lệ số nhân viên trên một đối tượng tham gia của tta cao hơn so với các nước. Nhất là hiện nay chủ trương của Nhà nước ta là mở rộng đối tượng tham gia tới mọi người lao động làm việc trong mọi thành phần kinh tế của Đất nước. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, công chức không đồng bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị chưa sâu, phần lớn chưa được đào tạo cơ bản về BHXH. Sự thiếu hụt trong đội ngũ cán bộ nhân viên của ngành dẫn đến tình trạng phải kiêm nhiệm nhiều chức năng nhiệm vụ trong hoạt động của ngành đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công việc được giao. Đây là những tồn tại bất cập được đặt ra để giải quyết về nguồn

nhân lực trong thời gian tới, chính vì thế việc bổ sung các kiến thức tối thiểu, phục vụ yêu cầu công việc trước mắt là hết sức cần thiết công tác đào tạo cán bộ công chức đặt ra như một yêu cầu tất yếu khách quan và thực sự cấp thiết đối với BHXH huyện. Công tác đào tạo ngoài việc bổ sung nâng cao kiến thức và kinh nghiệm đã tích luỹ còn đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tạo ra tác phong làm việc phù hợp với thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay. Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động chung của ngành, là cơ sở để đảm bảo hiệu quả công tác thu chi BHXH, đạt được mục tiêu cân đối quỹ lâu dài. Vấn đề đào tạo phải được nghiên cứu kỹ lưỡng về hình thức, phương hướng đào tạo, phạm vi chuyên đề này chỉ nêu sơ qua một số ý cơ bản về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức BHXH trong giai đoạn mới.

Thứ nhất là: Cùng với việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về BHXH cần thiết phải xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng, có trình độ năng lực và kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên cứu để giảng dạy với người học là các cán bộ công chức của ngành BHXH.

Thứ hai là: Để nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho ngành thì cần phải tăng cường đầu tưư kinh phí và cơ sở vật chất cho các trung tâm đào tạo để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ một cách có hiệu quả nhất. Thứ ba là: Cần phải tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng cán bộ, vì ngành BHXH ở nhiều nước trên thế giới có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, các nước đi trước đã để lại cho chúng ta những tri thức BHXH tiến bộ, những bài học kinh nghiệm hết sức quý giá trong công tác quản lý tổ chức hoạt động BHXH.

Quá trình đào tạo cán bộ công chức ngành BHXH được tiến hành trong quãng thời gian cán bộ, công chức đang làm việc. Vì vậy cần lựa chọn hình thức và phương pháp đào tạo thích hợp nhằm thu được kết quả cao nhất mà không ảnh hưởng đến quá trình công tác. Hiện nay việc đào tạo cán bộ công chức có ba dạng là đào tạo mới, đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao. Đào tạo bổ sung là cung cấp thêm những kiến thức mà cán bộ công chức còn khiếm khuyết để có quan điểm đúng đắn, có đủ khả năng thực hiện các công việc mà vị trí công tác đòi hỏi. Còn đào tạo nâng cao chủ yếu là về chuyên môn nghiệp vụ. Xuất phát từ đặc điểm đó, công tác đào tạo cán bộ, công chức ngành BHXH

- Căn cứ vào định hướng, mục tiêu phát triển của ngành để xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chuyên trách nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, dồi dào về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành trong giai đoạn mới. Căn cứ vào tính chất đặc thù của ngành BHXH mà bố trí công chức sao cho hợp lý, đúng nghề, đúng việc, đúng nhu cầu của ngành; Quản lý đội ngũ cán bộ công chức của ngành một cách chặt chẽ, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ toàn ngành.

- Nâng cao trình độ mọi mặt của cán bộ công chức trên cơ sở bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra trong quá trình hiện đại hoá các hoạt động của ngành. Từ đó ngành BHXH cần có nhiều chuyên gia giỏi ở nhiều lĩnh vực như: các chuyên gia về chính sách BHXH, các chuyên gia pháp lý, các chuyên gia về tính toán thống kê, đặc biệt là các chuyên gia về tin học, phần mềm- một lĩnh vực mới mà nếu chúng ta có thể vận dụng thì sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề về cả chuyên môn và kỹ thuật một cách đơn giản và hiệu quả hơn nhiều so với phương pháp chúng ta đang làm hiện nay. Do đó trong thời gian tới BHXH huyện Bảo Thắng cần bổ sung thêm những biện chế thực sự cần thiết với từng công việc cụ thể, có như vậy sự nghiệp BHXH mới có thể phát triển vững chắc, hoạt động BHXH mới thực sự mang lại lợi ích cho mọi người lao động cũng như sự ổn định cho toàn xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế thực hiện chế độ hưu trí tại BHXH huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)