Nội dung quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội cấp

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 25)

y r

1.2.2. Nội dung quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội cấp

huyện

1.2.2.1. Lập kế hoạch thu bào hiểm xã hội bắt buộc

Lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc là quá trình xác định các mục tiêu của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc và lên phương án thực hiện nhàm mục

đích xác định mục tiêu cần phải đạt được là cái gi và phương thức, phương tiện

nào để đạt được các mục tiêu đó.

> Vai trò của lập kế hoạch:

Lập kê hoạch thu BHXH băt buộc là khâu đâu tiên, là cơ sở đê thúc đây hoạt động quản lý nhà nước về BHXH, đạt được mục tiêu đề ra. Có thể thấy vai trò to lớn của công tác lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc đối với các mồi cấp BHXH, cụ thể:

- Lập kế hoạch là một trong những công cụ phối hợp nỗ lực của ngành

BHXH. Khi có kế hoạch rồi thì lãnh đạo cơ quan BHXH các cấp sẽ xác định

được đúng những mục tiêu mà cơ quan BHXH của mình cần phái đạt được và

làm như thế nào để có thể lên phương án cho việc tổ chức thực hiện và phân công bố trí nhân lực.

- Công tác lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn cho công tác thanh tra kiểm tra diễn ra và đạt hiệu quả.

> Nội dung của lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc:

Để xây dựng được kế hoạch thu BHXH bắt buộc, BHXH các cấp thực

hiện xây dựng dự toán thu toàn ngành BHXH, trên cơ sở kế hoạch thu của từng BHXH quận, huyện, thị xã và BHXH các tỉnh, thành phố; căn cứ vào hoạt động

thu BHXH của năm liền kề trước đó, xây dựng dự toán thu chi toàn ngành, kế hoạch 3-5 năm. Riêng tại BHXH huyện, hàng năm căn cứ vào tình hình thu

BHXH của cả năm liền kề trước đó và 6 tháng đầu năm, BHXH huyện lập kế

hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN đến BHXH tinh, BHXH các tỉnh tập hợp gửi về trung ương xây dựng kế hoạch toàn ngành.

Kế hoạch được xây dựng theo các nội dung: dự kiến số lượng người lao

động đang làm việc tại các cơ quan, DN trên địa bàn huyện; dự kiến sẽ thu như thế nào? Kế hoạch quản lý số tiền BHXH bắt buộc dự kiến thu được như thế

nào? Kế hoạch thu các khoản nợ BHXH như thế nào?....

Ngoài kế hoạch thu BHXH từ các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, BHXH huyện cần lập kế hoạch thu ngân sách địa phương hồ trợ đóng BHYT

gửi cơ quan tài chính câp huyện đê tông hợp trình UBND địa phương, đông

thời gửi kế hoạch lên BHXH tỉnh - thành phố để tổng hợp toàn tỉnh.

1.2.2.2. Triển khai thực hiện kế hoạch

> Ban hành các văn băn hưó’ng dẫn thu nộp BHXH cấp huyện

Bảo hiểm xã hội cấp huyện thực hiện theo các văn bản, các thông tư nghị định của Chính phù, căn cứ theo các văn bản điều hành hướng dẫn thực hiện

của trung ương và BHXH cấp tỉnh.

Tại BHXH cấp huyện, giám đốc BHXH huyện ban hành các văn bản hướng dẫn thu nộp BHXH gửi đến các đơn vị SDLĐ thực hiện theo quy định tại các văn bản chỉ đạo do BHXH cấp tỉnh ban hành.

Có thể nói, việc ban hành các văn bản chỉ đạo quản lý trong ngành được

thực hiện phân cấp từ trung ương, sau đó sẽ được hướng dẫn cụ thể hơn bằng

hệ thống văn bản cúa BHXH các tỉnh, thành phố ban hành chỉ đạo, hướng dẫn các BHXH quận huyện cùa mình và các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tinh. Tại BHXH huyện chủ yếu ban hành các văn bản gửi các đơn vị hướng dẫn

triến khai thực hiện các văn bản của BHXH cấp tỉnh, trung ương ở những nghiệp vụ cụ thể.

> Quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong việc quản lý đối tượng tham gia

BHXH là xác định đúng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo luật định, xác

định số lượng người lao động đang làm việc tại các cơ quan, DN trên địa bàn

huyện. Ngành BHXH nói chung và BHXH các cấp nói riêng, trong đó có

BHXH cấp huyện, cần xác định rõ đối tượng nào thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Nhà nước. Đối tượng tham gia BHXH bắt

buộc là tất cả người lao động đang có hợp đồng lao động tại các đơn vị, cơ quan

trên địa bàn huyện. Ở nhiều quốc gia hiện nay, đối tượng tham gia BHXH bắt

buộc bao gồm:

- Người làm việc theo hợp đông lao động với đơn vị, tô chức, doanh

nghiệp;

- Cán bộ công chức, viên chức đang làm việc ở các cơ quan của nhà nước;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân, người làm công tác cơ yếu trong quân

đội.

- Lực lượng chiến sĩ công an nhân dân, hạ sĩ quan phục vụ có thời hạn.

- Công nhân công an, công nhân quốc phòng;

- Người quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương;

* Đối tượng đơn vị SDLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc:

Đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các loại hình đơn vị sau đây có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - sự nghiệp, và các tổ chức khác.

- Doanh nghiệp nhà nước

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Hợp tác xã, hộ kinh doanh các thể và tổ chức khác.

Để quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, cơ quan BHXH thực hiện việc cấp sổ BHXH và cập nhật các thông tin về đối tượng tham gia BHXH vào cơ sở dữ liệu theo chương trình phần mềm. Hiện nay cơ quan BHXH đã ứng dụng công nghệ tin bằng hệ thống phần mềm dữ liệu hiện đại để quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH.

> Quăn tiền thu BHXH bắt buộc

Quy định thời gian đóng BHXH bắt buộc: hàng tháng, chậm nhất vào ngày

cuối tháng, cơ quan, đơn vị SDLĐ nộp đủ số tiền vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH. Nếu nộp tiền thu chậm hơn so với kỳ hạn phải nộp thì đơn vị SDLĐ phải nộp 1 khoản lãi chậm nộp theo lãi

suât quy định trong năm do ngành BHXH công bô. Khoản tiên lãi này được ưu tiên khấu trừ trong tiền thu ngay khi đơn vị nộp tiền BHXH cho cơ quan BHXH.

BHXH huyện thực hiện trách nhiệm: hướng dẫn, tổ chức thu BHXH đúng

kỳ, đủ số lượng, đúng quy định; cấp, đối chiếu và xác nhận trên so BHXH cho NLĐ tham gia BHXH; quản lý chặt chẽ thời gian đóng, tình hình biến động tăng giảm số lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH bắt buộc của các đơn vị sử

dụng lao động, mức đóng của NLĐ tham gia BHXH.

Thực hiện nhiệm vụ của ngành, BHXH huyện mở tài khoản chuyên thu

BHXH tại hệ thống Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại. Định kỳ,

cơ quan BHXH phải chuyển toàn bộ số tiền BHXH đã thu được về BHXH cấp

trên, không được sử dụng tiền thu BHXH vào bất kỳ nội dung chi nào khác,

không được áp dụng phương thức gán thu bù chi BHXH cho các đơn vị sử dụng lao động.

Tất că các trường hợp thoái thu, truy thu BHXH liên quan đến thay đồi

thời gian công tác cho NLĐ, BHXH huyện thực hiện theo phân cấp của BHXH

tỉnh, thành phố.

BHXH huyện có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, báo cáo, thông tin đầy đủ về thu BHXH theo đúng quy định của Nhà nước và của BHXH

cấp trung ương.

Hình thức thu BHXH:

- Chuyển khoản: Các đơn vị nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản tiền đóng

vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho

bạc Nhà nước hoặc qua phương thức tiện ích thông minh.

- Tiền mặt: Các đơn vị tham gia nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH. Cuối

ngày cơ quan BHXH đem nộp lại tiền mặt vào tài khoản chuyên thu cùa

huyện tại ngân hàng.

BHXH câp huyện không được sử dụng tiên thu BHXH bãt buộc vào bât cứ kỳ mục đích nào khác, trường hợp đặc biệt có yêu cầu phải có báo cáo lên

BHXH cấp tỉnh, tập hợp báo cáo người đứng đầu ngành BHXH hướng dẫn cụ thể bằng văn bản.

Chậm nhất vào ngày cuối tháng, đơn vị tham gia phải nộp số tiền phát sinh trong tháng vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện. Nếu chậm nộp từ 30

ngày trở lên so với kỳ hạn phái nộp thì đơn vị SDLĐ phải nộp tiền lãi theo mức

lãi suất tiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm nộp.

Hàng ngày BHXH huyện chuyển nguồn tiền thu BHXH trong ngày về tài

khoản chuyên thu của BHXH tỉnh. Đặc biệt tháng cuối năm, trước 24h ngày

31/12,BHXH huyện phải chuyển toàn bộ số tiền thu được cho BHXH. Hàng ngày, BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH bắt buộc về tài khoản của BHXH trung ương.

> Quản lý các khoản nợ BHXH bắt buộc

Khi phát sinh nợ tiền bảo hiểm xã hội từ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, cơ quản lý bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện phân loại nợ BHXH để từ đó

phân cấp thực hiện quản lý nợ và thu nợ tiền bảo hiểm xã hội.

Phân loại nợ:

- Nợ phát sinh: các trường hợp nợ có thời gian nợ dưới 1 tháng.

- Nợ chậm đóng: các trường hợp có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3

tháng.

- Nợ kéo dài: các trường hợp nợ có thời gian nợ từ 3 tháng trờ lên và không bao gồm các trường hợp nợ khác.

- Nợ khó thu, gồm các trường hợp: Đơn vị mất tích, đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản; đơn vị có chủ sử dụng lao động bỏ trốn; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành; Đơn vị chấm

dứt hoạt động, giải thề, phá sản theo quy định của pháp luật;

- Nợ khác: bao gôm các trường hợp đơn vị nợ đang trong thời gian được

tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ vào hồ sơ xác định nợ BHXH bao gồm xác nhận kết quả đóng

BHXH của các đơn vị và các biên bàn làm việc giữa cơ quan BHXH huyện với

đơn vị về việc thu nộp tham gia BHXH, BHXH huyện thực hiện phân loại nợ BHXH và tổ chức thu, thu nợ. Phân loại chuyên môn nghiệp vụ, phân công từng bộ phận, từng cán bộ quán lý các loại nợ BHXH, chuyên môn hóa, thực

hiện các nội dung khác nhau:

BHXH huyện phân công cán bộ làm công tác thu BHXH thực hiện đôn

đốc đơn vị đóng tiền BHXH hàng tháng, hàng quý theo quy định đối với hình

thức đóng BHXH của từng đơn vị. Quá thời hạn đôn đốc, cán bộ thu phải đến tận đơn vị đế thực hiện đôn đốc, làm việc với đơn vị.

Đối với các đơn vị đã làm việc nhiều lần với cán bộ thu, số tiền nợ và số

tháng, số quý nợ quá hạn quy định, chuyển sang phân loại nợ đọng thì cần

chuyển bộ phận thu nợ làm việc. Đồng thời bộ phận thu nợ sẽ làm việc với các

đơn vị chuyển từ nợ tiền đóng BHXH sang nợ kéo dài.

Đối với các khoản nợ khó đòi, BHXH huyện cần thực hiện công tác thanh tra kiểm tra, xây dựng các kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngành BHXH và các

cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành, tổng hợp báo cáo BHXH tỉnh.

> Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chính sách BHXH bắt buộc

đến ngưòi sủ’ dụng lao động và nguôi lao động trên địa bàn huyện

Song song với hoạt động thu tiền và đốc thúc đơn vị tham gia, thực hiện

thu nộp BHXH bắt buộc theo quy định, BHXH huyện thực hiện tuyên truyền,

vận động, hướng dẫn người tham gia về mức đóng, phương thức đóng, địa điểm

đóng và các quyền lợi về BHXH, BHYT theo quy định.

Việc tuyên truyền về chính sách BHXH bắt buộc đến người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn huyện có ý nghĩa to lớn trong việc nâng

cao nhận thức của người tham gia vê nghĩa vụ và quyên lợi của mình đôi với việc tham gia BHXH bắt buộc.

BHXH huyện là cơ quan triển khai thực hiện các chính sách BHXH, BHYT trực tiếp và gần gũi nhất đối với người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn, vì vậy các hoạt động tuyên truyền chính sách của BHXH cấp huyện có sức ảnh hưởng và có vai trò thiết thực đối với hoạt động quản lý thu

BHXH bắt buộc trên địa bàn. Hàng năm, BHXH lập kế hoạch tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT bắt buộc trên địa bàn huyện, tổ chức thực hiện các

hoạt động tuyên truyền và thực hiện đánh giá kết quả, nêu cao tinh thần trách

nhiệm của từng cán bộ viên chức trong ngành, mồi cán bộ đều là một người tuyên truyền chính sách đến từng người dân, từng đơn vị. Nội dung tuyên truyền

là những chính sách BHXH, BHYT hiện hành, vai trò của các chính sách đó

đối với người tham gia, trách nhiệm của đơn vị chủ sử dụng lao động... Hình

thức tuyên truyền đa dạng, phát triển hết sức mạnh sáng tạo, chuyên nghiệp của ngành, phối hợp với chính quyền địa phương, với các cơ quan đoàn thể xã hội để hoạt động tuyên truyền đạt hiệu quả. BHXH huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức tuyên truyền, hội thảo, tập huấn cho cán bộ, chủ DN, HTX

về chính sách BHXH, BHYT, BHTN; tích cực hỗ trợ cho DN về những vướng

mắc khi tham gia BHXH; hướng dẫn tham gia giao dịch hồ sơ điện tử; thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện nhanh gọn hiệu quả...

1.2.2.3. Kiêm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.

Đây là nội dung cuối cùng của hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc. Việc kiểm tra, giám sát thu BHXH bắt buộc được tiến hành theo tháng, quý. Có 2 hình thức kiểm tra:

Một là kiểm tra theo định kỳ: BHXH huyện thành lập đoàn kiểm tra và lên kế hoạch để đi kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động theo tháng/quý.

Hai là kiêm tra đột xuât: Việc kiêm tra này được thực hiện khi có đơn tô

cáo, khiếu nại của cá nhân hay tập thể về hành vi giả mạo, khai man để trục lợi

hưởng các chế độ BHXH hoặc do phát hiện có sự sai lệch, giả mạo hồ sơ. BHXH huyện thành lập các đoàn kiểm tra và tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra theo luật định.

Công tác kiềm tra, giám sát thu BHXH bắt buộc là một trong những nội dung quan trọng của thu BHXH bắt buộc vì nó đảm bảo cho việc sử dụng nguồn

thu đúng mục tiêu đã đề ra, đồng thời đảm bảo cho việc thu BHXH được thực

hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nội dung này bao gồm:

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ tham gia BHXH bất buộc của

các bên có liên quan. NLĐ phải có trách nhiệm đóng BHXH trên cơ sở tiền lương, thu nhập của mình; đồng thời người SDLĐ cũng phải có trách nhiệm

đóng BHXH cho người SDLĐ mà mình thuê mướn. Nhưng trên thực tế, NLĐ,

đặc biệt là người SDLĐ thường có hành vi tránh né trách nhiệm này như: khai

giảm số lao động, khai giảm tiền lương... Vì vậy, thông qua các hoạt động thanh

tra, kiểm tra, các cơ quan nhà nước sẽ buộc NLĐ và người SDLĐ thực hiện nghĩa vụ của mình với cơ quan BHXH.

Giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp BHXH. Đây là hoạt động có

tính thường xuyên. Đối tượng tham gia BHXH rất đa dạng với nhiều mối quan hệ khác nhau và lợi ích khác nhau. Vì vậy những tranh chấp về quyền lợi có

thể xảy ra, cơ quan BHXH và cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm tra để kịp

thời giài quyết những bất hợp lý, những tồn tại trong việc thu nộp BHXH; thực

hiện thanh tra nếu phát hiện những nghi vấn hoặc không minh bạch trong việc

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)