Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 44)

y r

1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiền về hoạt động thu BHXH bắt buộc tại một số địa phương trên cả nước tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, đó là:

Thứ nhất, trong công tác lập kế hoạch, cần phải lập kế hoạch, chương trình công tác chi tiết, bố trí phân công cán bộ thực hiện cụ thể cho từng địa bàn, đơn vị để cán bộ chủ động phối hợp thực hiện, đồng thời nâng cao trách nhiệm của

cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện, môi trường công tác cho cán bộ rèn luyện và trưởng thành. Kết hợp việc phân công, phân nhiệm cụ thể với việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ công tác. Thứ hai, trong công tác triển khai kế hoạch thu BHXH bắt buộc, đối với

mỗi đối tượng sẽ có một quy trình cụ thể với phương pháp quản lý hiện đại, chuyên nghiệp, kết hợp chặt chẽ giữa các khâu, bắt đầu từ việc xác định đối tượng, đăng ký tham gia BHXH và kết thúc bằng việc xác định chính xác kết quả đóng góp của mỗi đối tượng, để những đối tượng tham gia được hưởng đầy

đủ chế đô BHXH khi ho đảm bảo điều kiên cần thiết.

Thứ ba, BHXH huyện phải chú trọng vào năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, ứng

dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu, từ đó từng bước xây dựng

lòng tin của nhân dân với BHXH, giúp họ yên tâm khi tham gia BHXH, thay

đổi nhận thức từ bắt buộc sang tự giác thực hiện.

Thứ tư, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về đóng BHXH;với phương châm

là đề cao công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thuyết phục là chủ yếu, nhưng không xem nhẹ xử lý vi phạm, đặc biệt chọn một đến hai đơn vị điển hình, lập hồ sơ kiến nghị khởi tố ra tòa án để răn đe, giáo dục chung.

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu

2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu, sổ liệu

Để nghiên cứu đề tài luận văn, tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp là những

tài liệu, số liệu đã được công bố như các bài nghiên cứu, các luận văn luận án,

các báo cáo về BHXH bắt buộc, các quy định pháp luật sửa đối trong từng thời kỳ.

Tác giả sử dụng các tài liệu này để:

> Xây dựng cơ sở lý thuyết về quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn cấp

huyện.

> Khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc

ở cấp huyện.

> Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn cấp huyện.

Bên cạnh đó, tác giã còn sử dụng các dữ liệu của các bộ phận chức năng

trong cơ quan BHXH huyện Sóc Sơn như các báo cáo về các đơn vị sử dụng lao động, các DN trên địa bàn, số thu BHXH bắt buộc hàng năm,... hoặc các tài

liệu thuộc nội bộ của của cơ quan BHXH nghiên cứu. Tác giả sử dụng các tài

liệu này để phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thu BHXH trên địa bàn

huyện Sóc Sơn, từ đó tìm ra các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, làm cơ

sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn tiếp theo.

Ngoài ra, một số dữ liệu bên ngoài được tác giả sử dụng để dự báo bối cảnh mới tác động đến quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn như số

liệu về tình hình kinh tế địa phương, báo cáo dự báo tình hình dân số, thống kê

DN, thống kê lao động, các quy định, chính sách pháp luật mới về BHXH...

2.2. Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu

2.2.1. Phương pháp thống kê - mô tả

Đây là phương pháp được sử dụng phô biên trong các nghiên cứu kinh tê. Tác giả sừ dụng phương pháp này để nghiên cứu chương 1 của luận văn, qua

việc thống kê các công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý thu BHXH ở

cấp huyện, từ đó rút ra khoảng trổng mà luận văn cần tiếp tục nghiên cứu.

Phương pháp thống kê - mô tả còn được sừ dụng để nghiên cứu kinh

nghiệm thực tiễn về quản lý thu BHXH bắt buộc ở một số địa phương. Từ đó, tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào nghiên cửu vấn đề này tại BHXH huyện Sóc Sơn.

Phương pháp này cũng được sử dụng ở chương 3 qua việc mô tả tình hình phát triển, cơ cấu tổ chức, các chức năng nhiệm vụ và bộ máy quản lý thu

BHXH của huyện Sóc Sơn.

2.2.2. Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Ớ chương 1 tác giả dùng phương pháp phân tích đề tổng quan các công trình nghiên cứu

liên quan đến đề tài, đúc rút những thành tựu đã đạt được để kế thừa và tìm ra

những khoảng trống mà đề tài cần làm rõ hơn. Trong chương 3 của nghiên cứu này, tác giả sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm, 3 năm và 4 năm. Tác giả phân tích làm rõ thực trạng

quản lý thu BHXH bắt buộc tại huyện Sóc Sơn theo các nội dung quản lý thu

BHXH bắt buộc, dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và

tồng hợp nhằm đánh giá những kết quả đạt được, tìm ra những tồn tại hạn chế,

nguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện ở chương 4.

Phương pháp phân tích còn được tác giả sử dụng trong chương 4 để phân tích bối cảnh mới tác động đến quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện

Sóc Sơn để từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác

này đối với BHXH huyện.

2.2.3. Phương pháp tông hợp

Đây là phương pháp được sử dụng trong toàn bộ luận văn và luôn gắn

bó chặt chẽ và bồ sung cho phương pháp phân tích. Ở chương 1, nếu như

phương pháp phân tích được sứ dụng trước hết để tổng quan các công trình nghiên cứu trước đó liên quan đến đề tài, xem xét những thành tựu đã đạt được

để kế thừa, đồng thời tìm ra những khoảng trống để nghiên cứu, thì trên cơ sở

đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng xây dựng lên khung khổ lý luận và

thực tiễn để phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý thu

BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Ở chương 3, phương pháp tổng hợp được sử dụng để đánh giá những kết

quả đạt được cũng như những ưu, nhược điểm của hoạt động này ở huyện Sóc Sơn. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất những giải pháp hoàn thiện hoạt động này ở chương 4.

2.2.4. Phương pháp so sánh

Ở luận văn này, phương pháp so sánh được sử dụng ở chương 3 để so

sánh, đối chiếu các chỉ tiêu trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa

bàn huyện Sóc Sơn, trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra

những hạn chế, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp ở chương 4.

Chương 3. THựC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO

HIÊM XÃ HỘI HUYỆN SÓC SON - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Giói thiệu chung vê cơ quan bảo hiêm xã hội huyện Sóc Sơn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn

Nằm trong hệ thống phân cấp của BHXH Việt Nam, BHXH huyện Sóc

Sơn là cơ quan BHXH cấp huyện trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 01 QĐ/TC-CB 12/07/1995 cùa Bảo hiểm xã hội

Thành phố Hà Nội. BHXH huyện Sóc Sơn thực hiện chức năng giúp giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và

quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự

quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH Thành phố và chịu sự quản

lý hành chính trên địa bàn của UBND huyện.

Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn có trụ sở riêng tại địa chỉ số 9 đường Đa

Phúc, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn

3.1.2.1. Chức năng

Bảo hiểm xã hội huyện J Sóc Sơn là cơ quan1 trực thuộc Bảo hiểm xã hội

thành phố Hà Nội đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản

lý thu, chi BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn huyện theo quy định.

Bão hiểm xã hội huyện Sóc Sơn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của

Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của úy ban nhân dân huyện Sóc Sơn.

3.1.2.2. Nhiệm vụ

Theo Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương, BHXH huyện Sóc Sơn có các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch trình giám đốc BHXH thành phố Hà Nội hàng năm, bao gồm cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp

luật về BHXH, BHTN, BHYT.

- Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT;

Tồ chức thực hiện các nhiệm vụ được BHXH Việt Nam phân cấp;

- Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHTN, BHYT. Thu các khoản đóng BHXH, BHTN, BHYT đối với

các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả BHXH,

BHTN, BHYT đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

- Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT và đại lý chi

các chế độ BHXH, BHTN theo quy định;

- Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ BHXH, BHYT theo cơ chế “một cửa” tại BHXH

huyện Sóc Sơn;

- Chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT; từ chối chi trả các chế độ

BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định;

- Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng,

hồ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHTN, BHYT;

- Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của

BHXH huyện Sóc Sơn theo phân cấp;

- Ký, tồ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở

khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuấn chuyên môn, kỹ thuật theo phân

cấp.

- K.iêm tra, giải quyêt các kiên nghị, khiêu nại vê việc thực hiện chê độ, chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân

tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH TP Hà Nội. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất

lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của

BHXH huyện Sóc Sơn.

- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT theo quy định.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định.

- Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT cho các tổ

chức, cá nhân tham gia.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tồ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHTN, BHYT để

giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN,

BHYT theo quy định.

- Đe xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT.

- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công

cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn.

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, BHTN, BHYT khi

người lao động, người sử dụng lao động hoặc tồ chức công đoàn yêu cầu; Cung

cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền.

- Định kỳ 6 tháng, phôi hợp với cơ quan quản lý nhà nuớc vê lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động, trên địa bàn. Phối

hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm,

cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế

của DN hoặc tổ chức.

- Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của BHXH huyện Sóc Sơn.

- Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội.

- Thưc hiên các nhiêm vu khác do Giám đốc Bảo hiểm xà hôi TP Hà Nôi

giao.

3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý BHXH huyện Sóc Sơn

Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn được thành lập 03 Tổ nghiệp vụ theo quy

định của BHXH Việt Nam.

Các Tô Nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đôc BHXH huyện Sóc Son

thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tống Giám đốc BHXH Việt Nam.

Tổ Nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc BHXH

huyện.

Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện BHXH tại huyện Sóc Sơn được thể hiện qua sơ đồ 3.1 như sau:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Sóc Sơn

(Nguôn: BHXH Sóc Sơn)

Theo số liệu báo cáo của BHXH huyện Sóc Sơn, tính đến tháng 12/2020

BHXH huyện Sóc Sơn có 26 người được phân công nhiệm vụ cụ thể qua các

Tổ nghiệp vụ như sau:

Giám đốc: thực hiện chức năng quản lý và điều hành chung.

Phó giám đốc: 03 người, thực hiện chức năng quản lý và điều hành từng mảng bộ phận - tổ nghiệp vụ theo sự phân công

❖ Tổ kế toán chi trả - giám định gồm 2 bộ phận:

Bộ phận kế toán chi trả: 04 người, thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN hàng ngày; chi lương hưu, chi trợ cấp cho các đối tượng

hưởng; Thực hiện chi trả hàng tháng, cuối tháng lập báo cáo thu chi trong tháng;

chi quản lý bộ máy.

Bộ phận giám định: 02 người, có nhiệm vụ xác nhận sự họp lệ cùa thẻ BHYT của đối tượng khi đi khám bệnh chừa bệnh tại bệnh viện; giám định chi phí khám chữa bệnh phát sinh tại cơ sở khám chừa bệnh.

❖ Tổ chính sách - 1 cửa gồm 2 bộ phận:

Bộ phận một cửa: 03 người, thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả,

quản lý lưu trữ hồ sơ giấy và luân chuyển hồ sơ qua bưu chính.

Bộ phận chính sách: 02 người, có nhiệm vụ giải quyết chế độ BHXH cho

đối tượng hưu trí, mất sức lao động trên địa bàn huyện như: giải quyết tuất, đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh cho đối tượng hưu trí; Thanh toán chế độ BHXH một lần.

❖ Tổ Thu - sổ thẻ gồm 3 bộ phận:

Bộ phận thu: 07 người, có nhiệm vụ quản lý đối tượng tham gia, quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 44)