Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 48)

y r

2.2.4. Phương pháp so sánh

Ở luận văn này, phương pháp so sánh được sử dụng ở chương 3 để so

sánh, đối chiếu các chỉ tiêu trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa

bàn huyện Sóc Sơn, trên cơ sở đó đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra

những hạn chế, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp ở chương 4.

Chương 3. THựC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO

HIÊM XÃ HỘI HUYỆN SÓC SON - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Giói thiệu chung vê cơ quan bảo hiêm xã hội huyện Sóc Sơn

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn

Nằm trong hệ thống phân cấp của BHXH Việt Nam, BHXH huyện Sóc

Sơn là cơ quan BHXH cấp huyện trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 01 QĐ/TC-CB 12/07/1995 cùa Bảo hiểm xã hội

Thành phố Hà Nội. BHXH huyện Sóc Sơn thực hiện chức năng giúp giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và

quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện. Bảo hiểm xã hội huyện chịu sự

quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH Thành phố và chịu sự quản

lý hành chính trên địa bàn của UBND huyện.

Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn có trụ sở riêng tại địa chỉ số 9 đường Đa

Phúc, thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn

3.1.2.1. Chức năng

Bảo hiểm xã hội huyện J Sóc Sơn là cơ quan1 trực thuộc Bảo hiểm xã hội

thành phố Hà Nội đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản

lý thu, chi BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn huyện theo quy định.

Bão hiểm xã hội huyện Sóc Sơn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của

Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của úy ban nhân dân huyện Sóc Sơn.

3.1.2.2. Nhiệm vụ

Theo Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương, BHXH huyện Sóc Sơn có các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch trình giám đốc BHXH thành phố Hà Nội hàng năm, bao gồm cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn; tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp

luật về BHXH, BHTN, BHYT.

- Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH, BHYT;

Tồ chức thực hiện các nhiệm vụ được BHXH Việt Nam phân cấp;

- Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHTN, BHYT. Thu các khoản đóng BHXH, BHTN, BHYT đối với

các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả BHXH,

BHTN, BHYT đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

- Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT và đại lý chi

các chế độ BHXH, BHTN theo quy định;

- Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ BHXH, BHYT theo cơ chế “một cửa” tại BHXH

huyện Sóc Sơn;

- Chi trả các chế độ BHXH, BHTN, BHYT; từ chối chi trả các chế độ

BHXH, BHTN, BHYT không đúng quy định;

- Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng,

hồ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHTN, BHYT;

- Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của

BHXH huyện Sóc Sơn theo phân cấp;

- Ký, tồ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh BHYT với các cơ sở

khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuấn chuyên môn, kỹ thuật theo phân

cấp.

- K.iêm tra, giải quyêt các kiên nghị, khiêu nại vê việc thực hiện chê độ, chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT đối với các tổ chức, cá nhân

tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH TP Hà Nội. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất

lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của

BHXH huyện Sóc Sơn.

- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT theo quy định.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT theo quy định.

- Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT cho các tổ

chức, cá nhân tham gia.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tồ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHTN, BHYT để

giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN,

BHYT theo quy định.

- Đe xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHTN, BHYT.

- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công

cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn.

- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, BHTN, BHYT khi

người lao động, người sử dụng lao động hoặc tồ chức công đoàn yêu cầu; Cung

cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền.

- Định kỳ 6 tháng, phôi hợp với cơ quan quản lý nhà nuớc vê lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động, trên địa bàn. Phối

hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm,

cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế

của DN hoặc tổ chức.

- Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của BHXH huyện Sóc Sơn.

- Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội.

- Thưc hiên các nhiêm vu khác do Giám đốc Bảo hiểm xà hôi TP Hà Nôi

giao.

3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý BHXH huyện Sóc Sơn

Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn được thành lập 03 Tổ nghiệp vụ theo quy

định của BHXH Việt Nam.

Các Tô Nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đôc BHXH huyện Sóc Son

thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tống Giám đốc BHXH Việt Nam.

Tổ Nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc BHXH

huyện.

Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện BHXH tại huyện Sóc Sơn được thể hiện qua sơ đồ 3.1 như sau:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Sóc Sơn

(Nguôn: BHXH Sóc Sơn)

Theo số liệu báo cáo của BHXH huyện Sóc Sơn, tính đến tháng 12/2020

BHXH huyện Sóc Sơn có 26 người được phân công nhiệm vụ cụ thể qua các

Tổ nghiệp vụ như sau:

Giám đốc: thực hiện chức năng quản lý và điều hành chung.

Phó giám đốc: 03 người, thực hiện chức năng quản lý và điều hành từng mảng bộ phận - tổ nghiệp vụ theo sự phân công

❖ Tổ kế toán chi trả - giám định gồm 2 bộ phận:

Bộ phận kế toán chi trả: 04 người, thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN hàng ngày; chi lương hưu, chi trợ cấp cho các đối tượng

hưởng; Thực hiện chi trả hàng tháng, cuối tháng lập báo cáo thu chi trong tháng;

chi quản lý bộ máy.

Bộ phận giám định: 02 người, có nhiệm vụ xác nhận sự họp lệ cùa thẻ BHYT của đối tượng khi đi khám bệnh chừa bệnh tại bệnh viện; giám định chi phí khám chữa bệnh phát sinh tại cơ sở khám chừa bệnh.

❖ Tổ chính sách - 1 cửa gồm 2 bộ phận:

Bộ phận một cửa: 03 người, thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả,

quản lý lưu trữ hồ sơ giấy và luân chuyển hồ sơ qua bưu chính.

Bộ phận chính sách: 02 người, có nhiệm vụ giải quyết chế độ BHXH cho

đối tượng hưu trí, mất sức lao động trên địa bàn huyện như: giải quyết tuất, đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh cho đối tượng hưu trí; Thanh toán chế độ BHXH một lần.

❖ Tổ Thu - sổ thẻ gồm 3 bộ phận:

Bộ phận thu: 07 người, có nhiệm vụ quản lý đối tượng tham gia, quản lý các đơn vị tham gia BHXH, thực hiện đối chiếu số người, số tiền thu hàng tháng với các đơn vị.

Bộ phận kiêm tra, thu nợ và phát triên đôi tượng: Phôi hợp với bộ phận

quản lý thu thực hiện rà soát, điều tra, đôn đốc thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; Phối hợp với phòng Thanh tra BHXH Thành phố Hà Nội thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, liên ngành; Thực hiện công tác tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHXH tự nguyện. Bộ phận này mới được thành lập từ giữa năm 2018 và thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình, đây là một sự thay đổi khá quan trọng trong quản lý bộ

máy có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của BHXH huyện Sóc Sơn nói chung và đặc biệt có tác động tích cực đến kết quả quản lý thu BHXH bắt buộc của huyện nói riêng.

Bộ phận cấp sổ thẻ: 02 người, thực hiện công tác cấp mã số BHXH, in sổ BHXH, thẻ BHYT, chốt sổ BHXH cho các trường hợp đơn vị báo giảm do

chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ hưu tử tuất, TNLĐ; Thực hiện lưu trữ hồ sơ

theo yêu cầu nghiệp vụ.

Qua việc phân bổ nguồn nhân lực vào các vị trí, chúng ta thấy được rằng tình trạng chung đang xảy ra ờ các bộ phận hiện nay là tình trạng thiếu người.

Cụ thể:

Theo đúng quy định hiện nay thì bộ phận một cửa vừa phải tiếp nhận hồ

sơ, trả kết quả giải quyết hồ sơ qua các hình thức giao nhận đơn vị đăng ký,

vừa thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ. Tuy nhiên, do số lượng viên chức hạn hẹp nên chỉ bố trí được 3 người vào vị trí một cửa. Mồi ngày có mấy trăm lượt khách đến giao dịch nhưng chỉ có 3 người vừa tiếp nhận hồ sơ mới nộp, trả kết quả hồ sơ đã giải quyết, hướng dần, giải đáp thắc mắc. số lượng khách giao

dịch quá đông nên phải chờ đợi lâu dẫn đến tâm lý không thoải mái hài lòng.

Bộ phận sổ thẻ hiện nay có một 1 người phụ trách việc in thẻ, 1 người phụ trách in sổ, báo cáo, tổng họp của tất cả các đối tượng do BHXH huyện quản lý. Bộ phận này phân quyền đều cho từng cán bộ, hạn chế quyền lực của nhau,

tránh tình trạng cô tình hay vô tình làm sai quy định. Hiện nay theo quy trình QĐ 505/QĐ-BHXH hiệu lực từ ngày 01/05/2020, bộ phận sổ thẻ đã tiếp nhận thêm nhiệm vụ cấp mã số BHXH cho các đối tượng tăng mới.

Riêng nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc, trong bộ máy lãnh đạo của BHXH

huyện Sóc Sơn được phân công gồm 01 đồng chí phó giám đốc phụ trách trực tiếp quản lý, điều hành đội ngũ cán bộ của tổ nghiệp vụ Thu - cấp sổ thẻ.

(Nguôn: BHXH huyện Sóc Sơn)

Giám đốc BHXH huyện quản lý và điều hành công việc chung của các tố nghiệp vụ. Nhìn chung, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đều có sự tham

gia của 3 tổ là Tổ Thu - cấp sổ, thẻ và Kiểm tra; Tổ Thực hiện chính sách bảo

1 • /X | /X • ’“T' /X /X 1 /X O 9 1 r 1 /X

hiêm xã hội; Tô Tiêp nhận & Quản ly hô sơ.

Thông tin, dữ liệu vê sô lượng DN, sô lượng người sử dụng lao động được

tổng hợp theo sự phối hợp của tổ Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ và Tổ Thu -

Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2017 ■ 2020

3.2.1. Lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Lập kế hoạch thu là hoạt động có vai trò rất quan trọng trong quy trình

quản lý thu BHXH bắt buộc. Lập kế hoạch là hoạt động đầu tiên, có tính chất

quyết định đến các hoạt động quản lý khác trong công tác thu BHXH hàng năm

của cơ quan BHXH các cấp. Khi kế hoạch thu lập ra càng sát với thực tế và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tế của địa phương thì hoạt động thu BHXH càng hoàn thiện và có hiệu quả.

Tại BHXH huyện Sóc Sơn, lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc được tiến

hành vào đầu tháng 10 hàng năm và được giao trực tiếp cho cán bộ Tổ trưởng tổ Thu - sổ thẻ thực hiện và trình giám đốc ký duyệt.

Để lập kế hoạch thu, cán bộ Tổ trưởng tổ Thu - sổ thẻ đã căn cứ vào tình

hình biến động số lao động, quỹ tiền lương do các đơn vị SDLĐ báo cáo hàng tháng, dự báo tốc độ tăng lao động, quỹ tiền lương đề xác định dự toán thu năm

kế hoạch cho từng đơn vị và trình lãnh đạo duyệt. Căn cứ tình hình thực hiện

thu các loại bảo hiểm của năm trước và số liệu của 6 tháng đầu năm; khả năng phát triển đối tượng tham gia trên địa bàn, BHXH huyện rà soát và lập 2 bản

kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN cùng với kế hoạch chi các loại bảo hiểm

gửi 1 băn đến BHXH thành phố Hà Nội theo quy định.

Thêm vào đó, BHXH huyện lập 02 bàn kế hoạch ngân sách địa phương

đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, 01 bản gửi phòng Tài chính kế hoạch huyện để

tổng hợp trình UBND huyện quyết định, 01 bản gửi BHXH thành phố Hà Nội để tổng hợp toàn thành phố.

Sô tiên dự toán thu hàng năm được tính toán theo công thức sau:

Số tiền dự toán thu = số lao động dự toán X Lương bình quân dự toán X Tỉ lệ đóng (%).

Sau đó, cán bộ Tổ trưởng tổ Thu - sổ thẻ sẽ tổng hợp số tiền dự toán thu theo từng khối loại hình quản lý như: Khối hành chính sự nghiệp; Khối DN Nhà nước; khối DN ngoài quốc doanh; khối DN có vốn đầu tư nước ngoài;

khối cán bộ xã, phường; và cuối cùng là xác định tổng thu của cả năm kế hoạch.

Vào quý IV hàng năm, căn cứ kết quả hoạt động thu BHXH bắt buộc năm

trước liền kề và 6 tháng đầu năm, BHXH huyện Sóc Sơn đã xây dựng kế hoạch

dự toán thu chi cho năm sau và ước thực hiện 2 năm tiếp theo số liệu được tổng

hợp gửi về BHXH thành phố Hà Nội để tổng hợp báo cáo BHXH Việt Nam, cụ thể trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc được thể hiện trong bảng

thể hiện kế hoạch sau:

Bảng 3.1. Kế hoạch thu BHXH bắt buộc (2017-2020)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

X

Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Loai hình• Đơn vi Số nguời Số tiền Đơn vi• Số nguôi Số tiền Đơn vi• Số ngutri Số tiền Đơn vi• Số nguôi Số tiền -Khối HCSN, Đảng, đoàn thể 156 8,000 122 168 8,100 128 172 8,400 177 174 8,400 200 - Khối DN + DN Nhà nước 15 4,350 165 15 4,500 165 15 4,500 227 15 4,600 250

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 48)