Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 80)

y r

3.3.2.Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.3.2.1. Hạn chế

Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại huyện Sóc Sơn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và vấn đề bất cập cần phải khắc phục trong thời gian tới, đó là:

- Việc lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc đã thực hiện đầy đủ kịp thời báo

cáo cấp trên nhưng cần có năng lực và kinh nghiệm nhiều năm hơn nữa, do công tác lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc mang tính dự báo, nhiều đơn vị biến động lao động tương đối nhiều nên việc lập kế hoạch nhiều năm vẫn chưa hoàn toàn sát với thực tiễn. Ke hoạch thu BHXH bắt buộc hàng năm và chỉ tiêu tính tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH bắt buộc mới chỉ dừng lại ở việc tổng hợp sổ thu BHXH của toàn huyện, chưa có kế hoạch bám sát theo từng khối đơn vị

tham gia. Chính vì vậy, mặc dù kế hoạch thu BHXH bắt buộc trong 4 năm qua đều hoàn thành kế hoạch, nhưng số thu BHXH bắt buộc như phân tích ở trên

vẫn chưa có sự đồng đều giữa các khối đơn vị: Hành chính sự nghiệp, đoàn thể;

khối DN Nhà nước, DN ngoài nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài và khối khác.

- Công tác tồ chức thực hiện cũng có nhiều bất cập cần xem xét:

+ về việc ban hành văn bản hướng dẫn thu BHXH bắt buộc trên địa bàn: Việc triển khai, thực hiện thu BHXH bắt buộc do cơ quan BHXH huyện Sóc

Sơn thực hiện phần lớn theo văn bản chỉ đạo của BHXH Thành phố Hà Nội.

Hơn hết, vai trò chỉ đạo, quản lý nhà nước về BHXH của UBND huyện Sóc Sơn mà nhất là phòng LĐ-TBXH huyện vẫn chưa được phát huy một các tối

đa. Những văn bản chỉ đạo của UBND huyện về BHXH chỉ có nội dung tổng

quát về BHXH, mà chưa có văn bản chỉ đạo nào cụ thể hơn về riêng công tác

thu BHXH bắt buộc. BHXH cấp huyện là cơ quan chấp hành, không thường xuyên có những văn bản chỉ đạo ở địa phương. Do đó, việc ban hành, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH ở huyện Sóc Sơn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn chậm và chưa triệt để, gây lãng phí rất nhiều thời gian, chi phí

hành chính và làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian có hiệu lực của văn bản

do cấp trên ban hành.

+ về quản lý đối tượng tham gia: Hàng năm, số lao động tham gia BHXH liên tục tăng nhưng thực tế vẫn còn nhiều lao động chưa tham gia BHXH nhất

là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa trung thực trong việc khai báo số lượng lao động. Ngoài ra còn có hình thức tuyển dụng lao động vào làm việc dưới 3 tháng để không phải tham

gia đóng BHXH.VÌ vậy, mặc dù số người lao động tham gia BHXH có xu

hướng tăng nhưng so với số lượng người trong độ tuổi lao động thì vẫn chiếm

tỷ lệ tương đối nhỏ.

+ về việc quản lý tiền thu BHXH bắt buộc: Cơ cấu tiền thu theo các khối đơn vị quản lý còn chưa có sự đồng đều. Thông qua số liệu tiền thu BHXH bắt

buộc theo khôi đơn vị ở bảng 3.4 và sô tiên nợ quỹ BHXH chi tiêt ở các khôi

theo bảng 3.5, BHXH huyện đã làm tốt việc thu BHXH bắt buộc đối với khối hành chính sự nghiệp, đoàn thể, tuy nhiên so với khối hành chính sự nghiệp thì

khối DN ngoài nhà nước có tỷ lệ thu chưa, số nợ đọng hàng năm của khối đơn vị này luôn ở mức cao hơn các khối khác, vấn đề tiền thu BHXH liên quan chặt

chẽ với vấn đề quản lý, khai thác, phát triển đối tượng nên hạn chế trong công tác quản lý đối tượng cũng gây nên hạn chế trong công tác quản lý tiền thu

BHXH băt buộc.

+ Tình trạng chiêm dụng làm nợ đọng quỹ BHXH ngày càng gia tăng.

BHXH huyện đã kiêm soát BHXH và tỷ lệ tiên nợ BHXH ở

mức thâp nhưng lượng đơn vị nợ và sô tiên nợ đọng BHXH vân không ngừng

tăng. Đặc biệt là nợ trên 3 tháng luôn có xu hướng nhiêu hơn nợ dưới 3 tháng, tiềm ẩn nguy cơ quỹ BHXH bị doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động chiếm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng cao.

Vân đê nợ đọng quỳ BHXH đã gây ảnh hưởng lớn đên việc giải quyêt chê độ BHXH cho đối tượng của cơ quan BHXH và nhà nước. Đồng thời làm giảm

lòng tin của nhân dân vào nhà nước, giảm sự nghiêm minh, kỷ cương pháp luật. Cũng trong thời gian qua việc trôn đóng BHXH cho người lao động cũng ngày

càng tăng đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Việc xử lý đối với đơn vị, DN phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vần còn khó khăn,

vương mac.

+ Công tác tuyên truyên, phô biên pháp luật lao động, luật BHXH và các

quy định của pháp luật có liên quan chưa được thực hiện một cách thường xuyên tiên tục. Các hoạt động tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các dịp lễ lớn như ngày thành lập Ngành BHXH Việt Nam 16/2, ngày thành lập BHYT 1/7.

Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan, đoàn thế ở địa phương có thời điểm chưa được thường xuyên, chưa có nhiều đổi mới trong

cách thức truyên thông. Lực lượng của cơ quan BHXH huyện mòng, chủ yêu

tập trung làm nghiệp vụ, chưa có cán bộ làm công tác tuyên truyền chuyên

trách. Vì vậy, hiệu quả công tác chỉ đạo tuyên truyền, vận động người dân tham

gia BHXH ở một số doanh nghiệp, địa phương còn mang tính hình thức, hiểu

biết của một sổ người lao động và chủ sử dụng lao động vẫn còn hạn chế.

+ Trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin: hệ thống phần mềm nghiệp vụ đã được liên thông, đồng bộ dừ liệu toàn quốc. Tuy nhiên, dữ liệu hộ gia đình trên hệ thống quản lý thu BHXH vẫn là dữ liệu gốc về dân cư từ năm 2015 nên chưa cập nhật đầy đù thông tin về dữ liệu hộ gia đình thời điểm hiện

tại, trong khi dữ liệu dân cư thì có nhiều biến động, gây khó khăn trong khi xử lý nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác thu.

- vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình công tác thanh tra,

kiểm tra, giám sát về BHXH. Hiện nay, những biện pháp, chế tài của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN với mức

phạt còn thấp; hàng nãm, số đơn vị được phối họp thanh tra, kiểm tra chưa

nhiều và chưa thường xuyên; chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra của các

đoàn phối hợp còn chưa cao; công tác phối họp thanh tra, kiểm tra tại cấp huyện

còn rất hạn chế...

3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- UBND và các ngành chức năng vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc thực

thi chính sách pháp luật BHXH, các văn bản chỉ đạo thuộc lĩnh vực thu BHXH bắt buộc có được ban hành nhưng còn hạn chế, chưa có chương trình, kế hoạch

mang tính lâu dài, chiến lược phù hợp và quyết liệt, chi tiết cụ thể đối với lĩnh vực BHXH bắt buộc. Cơ quan BHXH huyện đã nhiều lần gửi văn bản báo cáo về tình trạng doanh nghiệp nợ đọng kéo dài, trốn đóng BHXH cho UBND

huyện nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm thật sự sát sao. UBND chưa hỗ

trợ cơ quan BHXH thu hồi nợ BHXH đối với các doanh nghiệp nợ đọng quỳ

BHXH, chưa có cơ chê phôi hợp trong việc xử lý đôi với những đơn vị, DN

phá sản, giải thế, chủ sử dụng lao động bỏ trốn.

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tại Sóc Sơn các DN được thành lập đa phần là những DN tư nhân nhò lẻ. Việc áp dụng mức lương tham gia BHXH lại được quy định là mức lương vùng 1 đã gây ra những khó khăn cho những DN khi tham gia BHXH bắt buộc, ảnh hưởng đến công tác khai thác, mở rộng đối tượng.

+ Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm thành phố 25 km về phía bắc, có địa giới hành chính giáp ranh với nhiều tỉnh lân cận. Địa hình

có tính phân bậc khá rõ nét và thay đổi theo hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, có 3 loại địa hình chính: đồi núi, gò đồi thấp và đồng bằng. Một số địa phương

ở khu vực đồi núi, cách xa trung tâm như các xã Nam-Bắc Sơn, Minh Phú gây trở ngại không nhỏ cho các cán bộ BHXH huyện trong quá trình đi khai thác

đối tượng, một ngày cơ quan BHXH huyện Sóc Sơn chỉ có thể đi khai thác được 1 hoặc 2 đơn vị tại các địa phương này, trong khi ở những quận nội thành

có thể đi khai thác được từ 5 đến 7 đơn vị một ngày.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trường kinh tế huyện được đánh giá là chưa cao. Các doanh nghiệp vừa và nhò gặp nhiều khó khăn do tình hình

suy thoái kinh tế chung của thế giới. Do đó, những doanh nghiệp chưa có khả

năng chi trả quỳ BHXH tại huyện Sóc Sơn đa số là các doanh nghiệp vừa và

nhỏ, nhiều DN chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ để sử dụng vào mục

đích khác, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tình trạng nợ đọng

quỹ BHXH tại địa bàn huyện có chiều hướng tăng lên đáng kể. Đặc biệt, năm

2020 vừa qua trong bối cảnh cả nền kinh tế bị ảnh hường, tác động bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều đơn vị, DN trên địa bàn gặp khó khăn phải thu hẹp hoặc tạm ngừng sản xuất kinh doanh, người lao động không có việc làm phải nghỉ

việc nên không thể tiếp tục tham gia BHXH, BHTN, BHYT, ảnh hưởng không

nhỏ đên tình hình nợ đọng BHXH và công tác thu BHXH của huyện. Cụ thê

trong năm 2020 đã có 17 đơn vị xin dừng hoạt động và 1.575 lao động phải tạm dừng đóng vào quỳ hưu trí từ tuất thời gian 1 - 3 tháng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid.

- về cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện Sóc Sơn: Tính đến năm 2020, số lượng cán bộ viên chức công tác tại BHXH huyện Sóc Sơn là 26 người, sô

lượng cán bộ làm công tác chuyên môn quá ít so với yêu cầu thực tế dẫn đến việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ còn chậm. Trong vòng 4 năm 2017-2020, BHXH huyện chưa hề tiếp nhận thêm nhân sự mới, số lượng người không tăng thêm, trong khi khối lượng công việc ngày một nhiều, gây áp lực hoàn thành

tiến độ, cán bộ phải làm ngày làm đêm, tăng cường làm ngoài giờ đề kịp thời

giải quyết hồ sơ đủng hạn, đảm bảo đúng quy định, vấn đề không đủ nhân lực này ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ quy trình quản lý thu BHXH bắt buộc

tại huyện: ảnh hướng đến tiến độ giải quyết hồ sơ, chất lượng hiệu quả công việc.

BHXH huyện xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên, cần phải triền khai rộng khắp cả về nội dung và hình thức. Tuy

nhiên, kinh phí hoạt động công tác này với con số 15 triệu đồng/năm do BHXH

thành phố Hà Nội cấp thì không đủ để đấy mạnh các hoạt động tuyên truyền, duy trì thường xuyên hoạt động này. Dần đến hiệu quả của công tác tuyên

truyền, phổ biến những thay dổi, chính sách pháp luật BHXH trên địa bàn huyện

chưa được cao.

- Đối với lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, đây là vấn đề của toàn

ngành BHXH, nhiều năm liên tục ngành BHXH đưa ra những cải tiến mới trong

việc liên thông hệ thống phần mềm dữ liệu, đáp ứng việc cập nhật các văn bản

mới theo quy định. Việc liên tục đổi mới và thay thế một hệ thống thông tin dữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

liệu lớn dẫn đến những thiếu sót là vấn đề không tránh khỏi, đòi hỏi một quá trình hoàn thiện, thích nghi và ứng dụng thực tế.

Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SON

- THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1. Bối cẳnh mói tác động đến công tác quản lý thu bảo hiếm xã hội của

Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn

4.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn là một nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa

bàn huyện. Nhu cầu tham gia BHXH của con người sẽ được nghĩ đến khi những

nhu cầu thiết yếu về ăn ở sinh hoạt đã được đăm bảo. Vì vậy, chỉ khi nào chất lượng cuộc sống của NLĐ được nâng cao thì BHXH mới phát huy đúng vai trò

là trụ cột quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội.

Việc kinh tế huyện duy trì sự phát triền bền vững, sẽ làm giảm số lượng người thất nghiệp và tăng số lượng NLĐ tham gia BHXH bắt buộc. Sóc Sơn không phải là huyện phát triển của thành phố Hà Nội nhưng nhìn chung cũng đang trên đà phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội, trở thành cơ hội phát triển

công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn.

Trong năm 2020, UBND Thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2794/QĐ-UBND ngày 26/6/2020 về việc thành lập Cụm công nghiệp CN2, xã

Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội. Lãnh đạo huyện Sóc Sơn kỳ vọng, dự

án sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm ổn định, nâng cao chất lượng đời sống cho

người lao động, tăng nguồn ngân sách cho địa phương, thu hút Nhà đầu tư vào phát triển các dự án Cụm công nghiệp tại Sóc Sơn. Khi dự án này đi vào hoạt

động, các đơn vị DN có nhu cầu mở rộng quy mô và các DN mới thành lập tăng

lên, cơ hội việc làm tăng lên, số lao động trong độ tuổi lao động tham gia BHXH bắt buộc tăng lên. Đây cũng là bối cảnh mới thuận lợi cho hoạt động thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện, có thêm nguồn để phát triển đối tượng tham gia.

Liên quan đên các chính sách BHXH, nêu trình độ dân trí nâng cao, đời sống người dân được đảm bảo thì việc áp dụng chính sách BHXH vào thực tế sẽ vô cùng đon giản và đạt được hiểu quả cao. Neu NLĐ hiểu rõ ràng về chính

sách BHXH và nhận thức được lợi ích to lớn mà BHXH mang lại, thì khi làm việc tại các doanh nghiệp, NLĐ sẽ biết đấu tranh, đòi hỏi quyền lợi, chế độ được tham gia BHXH, giảm được tình trạng chủ doanh nghiệp cố tình kê khai

sai, trốn đóng BHXH. Còn khi nhận thức của chù doanh nghiệp nâng lên, có ý

thức tuân thủ pháp luật, coi việc tham gia BHXH cho NLĐ là trách nhiệm bắt

buộc phải thực hiện, sẽ giảm bớt tình trạng chây ỳ, nợ đọng kéo dài, lạm dụng quỹ BHXH.

Trong thời gian gần đây, số lượng người dân trên địa bàn huyện mang số BHXH đến giải quyết chế độ BHXH một lần ngày càng gia tăng, khi được hỏi lý do thanh toán thì một số người trà lời là do cần tiền, thanh toán sổ BHXH để

lấy vốn làm ăn, kinh doanh và không muốn tiếp tục tham gia BHXH. Cá nhân người lao động không nhận thức hết được ý nghĩa của BHXH, chỉ nhìn vào lợi

ích trước mắt, không quan tâm đến vấn đề thụ hưởng chính sách BHXH lâu

dài, đối tượng ngừng tham gia giảm đáng kể cũng trở thành một khó khăn không nhỏ đối với BHXH huyện Sóc Sơn về công tác thu và phát triển đối tượng, tuyên truyền chính sách BHXH.

4.1.2. Ảnh hưởng của dịch bệnh

Hiện nay, vấn đề dịch bệnh Covid-19 trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng đối với mọi hoạt động kinh tế chính trị, mọi ngành quăn lý nói chung và của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BHXH huyện Sóc Sơn nói riêng. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các

DN gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là các DN du lịch, thương mại. Tuy nhiên, vẫn còn có những DN lợi dụng tình hình dịch bệnh cố

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 80)