y r
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội cấp huyện
1.2.4.1. Tiêu chỉ đánh giá công tác lập kế hoạch thu BHXH
Công tác lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc phải bám sát với tình hình thực
tiễn của đơn vị sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn huyện, để
đảm bảo kế hoạch được lập sát với thực tế, tạo thuận lợi cho công tác triển khai thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc hoàn thành được kế hoạch đã đề ra.
1.2.4.2. Tiêu chí đánh giá công tác triển khai thực hiện kể hoạch
Trước hết, việc quản lý thu BHXH bắt buộc ở cấp huyện cần tuân thủ
đúng các quy định pháp luật về thu BHXH, phải cập nhật thường xuyên các
chế độ thu BHXH theo quy định của pháp luật ở từng thời kỳ
Thứ hai, việc triển khai thực hiện kế hoạch thu BHXH phải theo kế hoạch
đã được phê duyệt, thu đúng đối tượng và giảm tối đa việc nợ đọng tiền bảo
hiểm từ các đơn vị sử dụng lao động.
Bên cạnh các tiêu chí định tính nêu trên, công tác triển khai thực hiện kế
hoạch thu BHXH bắt buộc còn được đánh giá qua các tiêu chí định lượng sau: > Các chỉ tiêu đánh giá việc tuân thủ đóng góp BHXH bắt buộc: Chỉ tiêu này đánh giá số đối tượng bao gồm cả NLĐ và đơn vị sử dụng lao động tham
gia BHXH bắt buộc trên địa bàn, từ đó giúp cơ quan BHXH có con số thống kê
về tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc để đưa ra định hướng khai thác và quản lý
đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Hai chì tiêu này năm sau cao hơn năm trước thể hiện tính tuân thủ đóng góp BHXH của đối tượng tham gia và công
tác quản lý thu BHXH ngày càng tốt.
* Công thức tỉnh:
+ Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH bắt buộc: là tỷ số giữa số đơn vị đã tham gia BHXH bắt buộc với số đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong kỳ:
Tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH BB
Số đơn vị đã tham gia BHXH BB
——--- ——————____ _________ _____ X 100%
Số đơn vị thuộc diện tham gia BHXH BB
+ Tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH bắt buộc: là tỷ số giữa số NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc với số NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong kỳ.
* Trong đó:
Tỷ lệ NLĐ tham gia Số NLĐ tham gia BHXH BB
= X 100%
BHXH BB
Số NLĐ thuộc diện tham gia BHXH BB
+ Sô đơn vị trong diện tham gia bảo hiêm xã hội băt buộc là các đơn vị đã
được cấp giấy phép kinh doanh, có trụ sở và con dấu hoạt động sản xuất kinh
doanh có sử dụng, thuê mướn lao động được quy định cụ thể trong Luật BHXH.
+ Số đơn vị đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là những đơn vị trong diện tham gia BHXH bắt buộc đã làm thủ tục đăng ký đóng BHXH bắt buộc
với cơ quan BHXH và thực hiện đóng BHXH bắt buộc theo phương thức đã chọn.
+ số người lao động trong diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là tất cả
NLĐ có hợp đồng lao động, làm việc trong các đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo Luật định.
+ Sô lao động đã tham gia BHXH băt buộc là những lao động làm việc
trong các đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo Luật định và đã đăng ký đóng BHXH bắt buộc, có mã số BHXH và hàng tháng
phát sinh đóng BHXH bắt buộc.
+ Tử số và mẫu sổ của các chỉ tiêu được tính thống nhất vào thời điểm cuối
năm đánh giá (31/12).
> Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch thu bảo hiểm xã hội
Mức độ hoàn thành kế hoạch thu BHXH được đánh giá qua chỉ tiêu “Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu BHXH”. Đây là tỷ số giữa số tiền thu BHXH thực
tế với số tiền thu BHXH theo kế hoạch được giao trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh tình hình quản lý thu BHXH bắt buộc càng tốt và ngược lại.
* Công thức tính:
Tỷ lệ hoàn thành
* Trong đó:
Số tiền thu BHXH BB thực hiện
--- —--- —--- X 100%
Số tiền thu BHXH BB theo kế hoạch
+ số tiền thu BHXH BB thực hiện là số tiền thu BHXH bắt buộc mà BHXH huyện đã thu được tính đến thời điếm 31/12 năm đánh giá.
+ Sô tiên thu BHXH BB theo kê hoạch: là sô tiên thu BHXH BB đã được BHXH
cấp tinh giao kế hoạch cho cấp huyện căn cứ kế hoạch toàn ngành.
> Chỉ tiêu đánh giá kết quả thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tỷ lệ thu BHXH bắt buộc: Là tỷ lệ giữa tổng số tiền thu BHXH BB thực
hiện trong kỳ và tổng số tiền phải thu BHXH bắt buộc trong kỳ. Từ đó thấy được thực trạng thu BHXH bắt buộc tại địa phương đó và giúp cơ quan BHXH
có những định hướng phù hợp đế nâng cao sổ thu trong những năm tiếp theo. Chỉ tiêu này năm sau lớn hơn năm trước thể hiện tính tuân thù đóng góp BHXH
của đối tượng tham gia và công tác quản lý thu BHXH ngày càng tốt.
* Công thức tính:
Tông sô tiên thu BHXH BB
Tỷ lệ thu BHXH
trong kỳ Tông sô tiên phải thu BHXH BB X 100%
* Trong đó:
+ Số tiền thu BHXH BB thực hiện là số tiền thu BHXH bắt buộc đã thu được
trong kỳ. Đây chính là kết quả thực hiện đế đánh giá tỷ lệ hoàn thành kế hoạch.
+ Số phải thu BHXH BB: là số tiền BHXH được tính toán dựa trên tổng quỹ lương mà đơn vị SDLĐ xây dựng để cơ quan BHXH dựa vào đó tính toán tiền thu BHXH
bắt buộc mà các đơn vị và NLĐ phải nộp cho cơ quan BHXH trong kỳ.
+ Kỳ thu BHXH có thể là tháng, quý, năm. Tử số và mẫu số của chỉ tiêu
thống nhất tính theo phương pháp cộng dồn vào thời điểm cuối kỳ.. > Chỉ tiêu đánh giá tình hình nợ đọng bão hiểm xã hội
Chỉ tiêu này đánh giá tỷ lệ nợ đọng BHXH bắt buộc trong từng năm, từ
đó giúp cơ quan BHXH huyện đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng nợ đọng
BHXH. Chỉ tiêu này năm sau thấp hơn năm trước thể hiện việc quàn lý nợ đọng
BHXH của cơ quan BHXH càng tốt hơn và ngược lại.
* Công thức tính:
+ Tỷ lệ đơn vị nợ BHXH bắt buộc: Là tỷ số giữa số đơn vị nợ BHXH trong
kỳ và tổng số đơn vị đã tham gia BHXH bẳt buộc trong kỳ.
Tỷ lệ đơn vị nợ So đơn VỊ nợ BHXH BB
““ ;--- --- x 100%
BHXHBB Số đơn vị tham gia BHXH BB
+ Tỷ lệ nợ BHXH bắt buộc: Là tỷ số giữa tổng số tiền nợ BHXH trong kỳ và tổng số tiền phải thu BHXH trong kỳ.
Tông sô tiên nợ BHXH BB
Tỷ lệ nợ BHXH = __________________._______________ X 100%
Tổng số tiền phải thu BHXH BB
* Trong đó:
+ Sô đơn vị nợ BHXH BB là đơn vị BHXH tham gia băt buộc còn nợ đọng BHXH trong kỳ.
+ Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc là những đơn vị thuộc diện tham gia BHXH
bắt buộc đã làm thủ tục đãng ký đóng BHXH bắt buộc với cơ quan BHXH và thực hiện đóng BHXH bắt buộc theo phương thức đã chọn.
+ Số tiền nợ BHXH bắt buộc là số tiền còn lại của số tiền BHXH bắt buộc phải thu trong kỳ với số tiền BHXH bắt buộc đã nộp trong kỳ cộng với số nợ kỳ truớc
chuyển sang.
+ Số tiền phải thu BHXH BB: là số tiền BHXH được tính toán dựa trên tổng quỳ lương mà đơn vị SDLĐ xây dựng đề cơ quan BHXH dựa vào đó tính toán tiền thu
BHXH bắt buộc mà các đơn vị và NLĐ phải nộp cho cơ quan BHXH trong kỳ.
+ Kỳ tính toán có thể tính theo tháng, theo quý hoặc theo năm. Tử số và mẫu
số của chỉ tiêu thống nhất tính theo phương pháp cộng dồn vào thời điểm cuối kỳ..
1.2.4.3. Tiêu chỉ đảnh giá công tác kiểm tra, giảm sát
Đe được đánh giá công tác kiểm tra, giám sát tốt thì công tác thanh tra
kiềm tra phải được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, giảm được những hiện tượng vi phạm quy định về thu nộp BHXH bắt buộc.
Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch được đánh giá qua số lượng
đơn vị thực hiện thanh tra, kiểm tra trong năm. Thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy trình quản lý thu BHXH hàng năm của BHXH huyện, số
lượng đơn vị phải thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định mà BHXH huyện đang quản lý. Trong số đó có các đơn vị được BHXH thành phố đưa vào diện cần kiểm tra, thanh tra theo quy định của Luật BHXH và các văn bản hướng
dẫn và có các đơn vị do BHXH huyện lập danh sách thực hiện kiểm tra. Chỉ tiêu này cao thể hiện sự giám sát chặt chẽ, bám sát quy trình thực hiện.
Ngoài ra, kết quả giải quyết đơn thư tố cáo khiếu nại phát sinh trong năm cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu BHXH bắt buộc
của BHXH huyện. Sô lượng đơn thư tô cáo khiêu nại thâp một mặt có thê thê
hiện hiểu biết về chính sách pháp luật BHXH của người lao động ngày càng tăng cao, nhưng cũng có thể ngược lại, do độ phổ cập thông tin về BHXH của
người lao động chưa cao dẫn đến họ nhận thức chưa đầy đủ về những quyền lợi cùa mình. Vì vậy, để đánh giá công tác giải quyết đơn thư khiếu nại của BHXH huyện cần xem xét việc giải quyết đơn thư đã thực hiện đúng quy định của pháp luật BHXH hay chưa và giãi quyết đến đâu những thắc mắc khiếu nại của người lao động, đã thỏa đáng hay chưa?
1.3. Kỉnh nghiệm về quán lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH các quận, huyện, thị xã
1.3.1. Kinh nghiệm của BHXH Sơn Tây, Hà Nội
Thực hiện nhiệm vụ Kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN năm 2019 do
BHXH thành phố giao. BHXH Thị Xã Sơn Tây với quyết tâm tổ chức thực hiện
nhiệm vụ năm 2019 đạt 108%; phát triển lao động tăng mới đạt 107%; số nợ BHXH còn dưới 2,5% trên tổng số phải thu.
Để có được kết quả trên, ngay từ năm 2016, lãnh đạo BHXH thị xã đã bám sát tình hình thực tế của địa phương xây dựng kế hoạch thu từng năm và kế
hoạch dài hạn 3 năm trình BHXH thành phố tổng hợp. Lãnh đạo đã chỉ đạo và giao chỉ tiêu cụ thế cho cán bộ làm công tác thu, yêu cầu từng cán bộ xây dựng kế hoạch bám sát đơn vị sử dụng lao động đề lên kế hoạch cho từng đơn vị,
tổng hợp được tình hình toàn thị xã. Trong công tác chuyên môn, tùng cán bộ
thu đôn đốc đơn vị hàng ngày, hàng tháng; BHXH thị xã đã ký kết quy chế phối
họp với gần 20 ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội của huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quy định mới của nhà nước, của ngành để các đơn vị sử dụng lao động, người lao động và nhân dân các dân tộc trong huyện biết.
1.3.2. Kinh nghiệm của BHXH quận Đống Đa
BHXH quận Đông Đa là cơ quan BHXH trực thuộc BHXH thành phô Hà
Nội. Tính đến tháng 12 năm 2019, toàn quận Đống Đa đang quản lý 5,987 đơn
vị tham gia BHXH với tổng số lao động hơn 150,000 lao động, số tiền thu quỹ BHXH hàng năm hơn 1500 tỷ đồng. Cơ cấu tổ chức của BHXH quận bao gồm:
27 cán bộ quản lý thu, trung bình mồi cán bộ quản lý thu phải đảm nhận gần 230 đơn vị. Hàng năm bộ phận thu của BHXH quận Đống Đa vần hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu và kế hoạch đề ra mặc dù khối lượng công việc lớn. Năm 2019,
BHXH quận vinh dự được nhận danh hiệu cờ thi đua của Thủ Tướng Chính
Phủ.
Trong công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH quận Đống Đa đã chủ động phối hợp với chi cục thuế quận Đống Đa, phòng LĐ TBXH quận tiến hành rà soát các đơn vị mới thành lập, tuyên truyền, vận động các đơn vị này tham gia BHXH. Hơn nữa, BHXH quận còn nắm được nhũng thay đổi trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp qua việc phổi
hợp trực tiếp với cán bộ thương binh xã hội phường. Nhờ đó, số lượng người tham gia BHXH tăng đều qua các năm. VI vậy quỹ thu của BHXH quận cũng tăng.
1.3.3. Kinh nghiệm của BHXH huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An
Theo báo cáo của BHXH huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An cuối năm 2018,
trên địa bàn toàn huyện có 523 DN đang sử dụng 24.765 lao động, nhưng thực tế mới có 333 đơn vị với 19.337 lao động đóng BHXH; một số đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài với số tiền trên 12 tỷ đồng. Để có thể khắc phục vấn đề này,
BHXH huyện Quỳnh Lưu đã triển khai nhiều giải pháp để công tác thu BHXH
có hiệu quả cao. Hằng năm, BHXH huyện kết hợp với Báo địa phương, Đài Phát thanh huyện thực hiện các chương trình, chuyên mục giải đáp chế độ,
chính sách BHXH, kể cả các Đài phát thanh địa phương. Trên một số trục đường lớn, khu công nghiệp đều có pa nô, áp phích; in các tài liệu phát tay, các
văn bản hướng dẫn gửi các DN. Thực hiện ký kết công tác phối hợp với Ban
quản lý khu công nghiệp Tân Trường, Phúc Điền về việc đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm bắt được chính xác số DN và lao
động để có biện pháp tích cực vận động; đồng thời phổi hợp với sở Lao động
thương binh và xã hội và Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm; những đơn vị cố tình vi phạm
thì lập Biên bán xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền can thiệp. Trường hợp những Doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài, sẽ tiến hành biện pháp tạm dừng các giao dịch, không tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ chính
sách của NLĐ trong các DN đó. Vì vậy đã cơ bản giải quyết được tình trạng nợ đọng BHXH và việc chấp hành đăng ký tham gia BHXH cùa các DN ngoài
quốc doanh cũng được khắc phục.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiền về hoạt động thu BHXH bắt buộc tại một số địa phương trên cả nước tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, đó là:
Thứ nhất, trong công tác lập kế hoạch, cần phải lập kế hoạch, chương trình công tác chi tiết, bố trí phân công cán bộ thực hiện cụ thể cho từng địa bàn, đơn vị để cán bộ chủ động phối hợp thực hiện, đồng thời nâng cao trách nhiệm của
cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện, môi trường công tác cho cán bộ rèn luyện và trưởng thành. Kết hợp việc phân công, phân nhiệm cụ thể với việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ công tác. Thứ hai, trong công tác triển khai kế hoạch thu BHXH bắt buộc, đối với
mỗi đối tượng sẽ có một quy trình cụ thể với phương pháp quản lý hiện đại, chuyên nghiệp, kết hợp chặt chẽ giữa các khâu, bắt đầu từ việc xác định đối tượng, đăng ký tham gia BHXH và kết thúc bằng việc xác định chính xác kết quả đóng góp của mỗi đối tượng, để những đối tượng tham gia được hưởng đầy
đủ chế đô BHXH khi ho đảm bảo điều kiên cần thiết.
Thứ ba, BHXH huyện phải chú trọng vào năng lực xây dựng các phương án tổ chức thực hiện, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, ứng