Tổ chức bộ máy quản lý BHXH huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 52)

y r

3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý BHXH huyện Sóc Sơn

Bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn được thành lập 03 Tổ nghiệp vụ theo quy

định của BHXH Việt Nam.

Các Tô Nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đôc BHXH huyện Sóc Son

thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tống Giám đốc BHXH Việt Nam.

Tổ Nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc BHXH

huyện.

Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện BHXH tại huyện Sóc Sơn được thể hiện qua sơ đồ 3.1 như sau:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Sóc Sơn

(Nguôn: BHXH Sóc Sơn)

Theo số liệu báo cáo của BHXH huyện Sóc Sơn, tính đến tháng 12/2020

BHXH huyện Sóc Sơn có 26 người được phân công nhiệm vụ cụ thể qua các

Tổ nghiệp vụ như sau:

Giám đốc: thực hiện chức năng quản lý và điều hành chung.

Phó giám đốc: 03 người, thực hiện chức năng quản lý và điều hành từng mảng bộ phận - tổ nghiệp vụ theo sự phân công

❖ Tổ kế toán chi trả - giám định gồm 2 bộ phận:

Bộ phận kế toán chi trả: 04 người, thực hiện thu BHXH, BHYT, BHTNLĐ-BNN hàng ngày; chi lương hưu, chi trợ cấp cho các đối tượng

hưởng; Thực hiện chi trả hàng tháng, cuối tháng lập báo cáo thu chi trong tháng;

chi quản lý bộ máy.

Bộ phận giám định: 02 người, có nhiệm vụ xác nhận sự họp lệ cùa thẻ BHYT của đối tượng khi đi khám bệnh chừa bệnh tại bệnh viện; giám định chi phí khám chữa bệnh phát sinh tại cơ sở khám chừa bệnh.

❖ Tổ chính sách - 1 cửa gồm 2 bộ phận:

Bộ phận một cửa: 03 người, thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả,

quản lý lưu trữ hồ sơ giấy và luân chuyển hồ sơ qua bưu chính.

Bộ phận chính sách: 02 người, có nhiệm vụ giải quyết chế độ BHXH cho

đối tượng hưu trí, mất sức lao động trên địa bàn huyện như: giải quyết tuất, đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh cho đối tượng hưu trí; Thanh toán chế độ BHXH một lần.

❖ Tổ Thu - sổ thẻ gồm 3 bộ phận:

Bộ phận thu: 07 người, có nhiệm vụ quản lý đối tượng tham gia, quản lý các đơn vị tham gia BHXH, thực hiện đối chiếu số người, số tiền thu hàng tháng với các đơn vị.

Bộ phận kiêm tra, thu nợ và phát triên đôi tượng: Phôi hợp với bộ phận

quản lý thu thực hiện rà soát, điều tra, đôn đốc thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; Phối hợp với phòng Thanh tra BHXH Thành phố Hà Nội thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, liên ngành; Thực hiện công tác tuyên truyền phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHXH tự nguyện. Bộ phận này mới được thành lập từ giữa năm 2018 và thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình, đây là một sự thay đổi khá quan trọng trong quản lý bộ

máy có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của BHXH huyện Sóc Sơn nói chung và đặc biệt có tác động tích cực đến kết quả quản lý thu BHXH bắt buộc của huyện nói riêng.

Bộ phận cấp sổ thẻ: 02 người, thực hiện công tác cấp mã số BHXH, in sổ BHXH, thẻ BHYT, chốt sổ BHXH cho các trường hợp đơn vị báo giảm do

chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ hưu tử tuất, TNLĐ; Thực hiện lưu trữ hồ sơ

theo yêu cầu nghiệp vụ.

Qua việc phân bổ nguồn nhân lực vào các vị trí, chúng ta thấy được rằng tình trạng chung đang xảy ra ờ các bộ phận hiện nay là tình trạng thiếu người.

Cụ thể:

Theo đúng quy định hiện nay thì bộ phận một cửa vừa phải tiếp nhận hồ

sơ, trả kết quả giải quyết hồ sơ qua các hình thức giao nhận đơn vị đăng ký,

vừa thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ. Tuy nhiên, do số lượng viên chức hạn hẹp nên chỉ bố trí được 3 người vào vị trí một cửa. Mồi ngày có mấy trăm lượt khách đến giao dịch nhưng chỉ có 3 người vừa tiếp nhận hồ sơ mới nộp, trả kết quả hồ sơ đã giải quyết, hướng dần, giải đáp thắc mắc. số lượng khách giao

dịch quá đông nên phải chờ đợi lâu dẫn đến tâm lý không thoải mái hài lòng.

Bộ phận sổ thẻ hiện nay có một 1 người phụ trách việc in thẻ, 1 người phụ trách in sổ, báo cáo, tổng họp của tất cả các đối tượng do BHXH huyện quản lý. Bộ phận này phân quyền đều cho từng cán bộ, hạn chế quyền lực của nhau,

tránh tình trạng cô tình hay vô tình làm sai quy định. Hiện nay theo quy trình QĐ 505/QĐ-BHXH hiệu lực từ ngày 01/05/2020, bộ phận sổ thẻ đã tiếp nhận thêm nhiệm vụ cấp mã số BHXH cho các đối tượng tăng mới.

Riêng nghiệp vụ thu BHXH bắt buộc, trong bộ máy lãnh đạo của BHXH

huyện Sóc Sơn được phân công gồm 01 đồng chí phó giám đốc phụ trách trực tiếp quản lý, điều hành đội ngũ cán bộ của tổ nghiệp vụ Thu - cấp sổ thẻ.

(Nguôn: BHXH huyện Sóc Sơn)

Giám đốc BHXH huyện quản lý và điều hành công việc chung của các tố nghiệp vụ. Nhìn chung, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đều có sự tham

gia của 3 tổ là Tổ Thu - cấp sổ, thẻ và Kiểm tra; Tổ Thực hiện chính sách bảo

1 • /X | /X • ’“T' /X /X 1 /X O 9 1 r 1 /X

hiêm xã hội; Tô Tiêp nhận & Quản ly hô sơ.

Thông tin, dữ liệu vê sô lượng DN, sô lượng người sử dụng lao động được

tổng hợp theo sự phối hợp của tổ Tổ Tiếp nhận & Quản lý hồ sơ và Tổ Thu -

Cấp sổ, thẻ và Kiểm tra.

3.2. Phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2017 ■ 2020

3.2.1. Lập kế hoạch thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Lập kế hoạch thu là hoạt động có vai trò rất quan trọng trong quy trình

quản lý thu BHXH bắt buộc. Lập kế hoạch là hoạt động đầu tiên, có tính chất

quyết định đến các hoạt động quản lý khác trong công tác thu BHXH hàng năm

của cơ quan BHXH các cấp. Khi kế hoạch thu lập ra càng sát với thực tế và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tế của địa phương thì hoạt động thu BHXH càng hoàn thiện và có hiệu quả.

Tại BHXH huyện Sóc Sơn, lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc được tiến

hành vào đầu tháng 10 hàng năm và được giao trực tiếp cho cán bộ Tổ trưởng tổ Thu - sổ thẻ thực hiện và trình giám đốc ký duyệt.

Để lập kế hoạch thu, cán bộ Tổ trưởng tổ Thu - sổ thẻ đã căn cứ vào tình

hình biến động số lao động, quỹ tiền lương do các đơn vị SDLĐ báo cáo hàng tháng, dự báo tốc độ tăng lao động, quỹ tiền lương đề xác định dự toán thu năm

kế hoạch cho từng đơn vị và trình lãnh đạo duyệt. Căn cứ tình hình thực hiện

thu các loại bảo hiểm của năm trước và số liệu của 6 tháng đầu năm; khả năng phát triển đối tượng tham gia trên địa bàn, BHXH huyện rà soát và lập 2 bản

kế hoạch thu BHXH, BHYT, BHTN cùng với kế hoạch chi các loại bảo hiểm

gửi 1 băn đến BHXH thành phố Hà Nội theo quy định.

Thêm vào đó, BHXH huyện lập 02 bàn kế hoạch ngân sách địa phương

đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, 01 bản gửi phòng Tài chính kế hoạch huyện để

tổng hợp trình UBND huyện quyết định, 01 bản gửi BHXH thành phố Hà Nội để tổng hợp toàn thành phố.

Sô tiên dự toán thu hàng năm được tính toán theo công thức sau:

Số tiền dự toán thu = số lao động dự toán X Lương bình quân dự toán X Tỉ lệ đóng (%).

Sau đó, cán bộ Tổ trưởng tổ Thu - sổ thẻ sẽ tổng hợp số tiền dự toán thu theo từng khối loại hình quản lý như: Khối hành chính sự nghiệp; Khối DN Nhà nước; khối DN ngoài quốc doanh; khối DN có vốn đầu tư nước ngoài;

khối cán bộ xã, phường; và cuối cùng là xác định tổng thu của cả năm kế hoạch.

Vào quý IV hàng năm, căn cứ kết quả hoạt động thu BHXH bắt buộc năm

trước liền kề và 6 tháng đầu năm, BHXH huyện Sóc Sơn đã xây dựng kế hoạch

dự toán thu chi cho năm sau và ước thực hiện 2 năm tiếp theo số liệu được tổng

hợp gửi về BHXH thành phố Hà Nội để tổng hợp báo cáo BHXH Việt Nam, cụ thể trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc được thể hiện trong bảng

thể hiện kế hoạch sau:

Bảng 3.1. Kế hoạch thu BHXH bắt buộc (2017-2020)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

X

Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Loai hình• Đơn vi Số nguời Số tiền Đơn vi• Số nguôi Số tiền Đơn vi• Số ngutri Số tiền Đơn vi• Số nguôi Số tiền -Khối HCSN, Đảng, đoàn thể 156 8,000 122 168 8,100 128 172 8,400 177 174 8,400 200 - Khối DN + DN Nhà nước 15 4,350 165 15 4,500 165 15 4,500 227 15 4,600 250 + DN ngoài Nhà nước 574 10,400 227 594 10,600 233 650 11,800 328 740 11,000 368 + DN có vốn đầu tư NN 18 1,800 63 20 1,800 64 24 1,500 93 30 1,500 98 -Khác 37 300 21 42 360 20 43 470 25 45 600 34 Tổng cộng 800 24,850 598 839 25,446 610 924 26,891 850 1,017 27,964 950

(Nguôn: BHXH huyện Sóc Sơn)

3.2.2. Triên khai thực hiện kê hoạch

3.2.2.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn thu BHXH bắt buộc tại huyện Sóc

Sơn

Quy trình quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc hiện nay được BHXH

huyện Sóc Sơn thực hiện theo các Quyết định:

Quyết định số 595/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ngày

14 tháng 4 năm 2017 về việc ban hành Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, có hiệu lực kể từ ngày

01/7/2017.

Quyết định số 888/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ngày 16 tháng 7 năm 2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy trình thu

BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban

hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2018.

Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi, bố sung một số điều của Quy trình

BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban

hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, có hiệu lực kể từ ngày

01/5/2020.

về giao dịch điện tử, hiện nay BHXH huyện Sóc Sơn đang thực hiện theo Quyết định số 1568/QĐ-BHXH ngày 25/09/2020 cúa Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký và quy trình thu BHXH được thể hiện tại sơ đồ 3.3 như sau:

Sơ đô 3.3. Quy trình thu BHXH qua giao dịch điện tử

{Nguồn: BHXH Việt Nam)

Hiện nay Huyện ủy và UBND huyện Sóc Sơn đang chỉ đạo thực hiện các văn bản: Chương trình hành động số 22-Ctr/TU ngày 24/8/2018 về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Thành ủy Hà Nội về cải cách chính sách bào hiểm xã hội;

Ke hoạch số 134/KH-HU ngày 31/08/2018 của Huyện ùy Sóc Sơn về việc thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, Kế hoạch số 205/KH-UBND ngày 13/09/2018 của UBND huyện Sóc Sơn về việc thực hiện Chương trình hành động số 22-Ctr/TU

ngày 24/8/2018 của Thành ủy Hà Nội và kế hoạch số 134/KH-HU ngày 31/08/2018

của Huyện ủy Sóc Sơn.

Công tác xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo về công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện ít được chú trọng. Đặc biệt tại huyện Sóc Sơn, với vị trí là cơ

quan BHXH cấp huyện, những văn bản ban hành chủ yếu là triển khai hướng dẫn

các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nội dung mà BHXH thành phố, BHXH Việt Nam triển khai.

Những văn bản chỉ đạo phối hợp giữa Phòng LĐ-TBXH huyện Sóc Sơn cơ

quan BHXH huyện Sóc Sơn chưa có nhiều, chưa có sự đồng nhất giữa một bên là cơ quan quản lý nhà nước, một bên là cơ quan sự nghiệp.

3.2.2.2. Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Quản lý tốt đối tượng tham gia BHXH là căn cứ, tiền đề quan trọng để mở

rộng đổi tượng tham gia BHXH, thực hiện thu nộp BHXH đúng quy định, để

hình thành và phát triên quỹ BHXH, đảm bảo khả năng chi trả các chê độ cho NLĐ và thân nhân. Trong thời gian qua, BHXH huyện Sóc Sorn đã và đang nỗ

lực tăng cường rà soát, phối hợp với các phòng ban liên quan để quản lý chặt

chẽ lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, nhưng chưa được tham gia

đóng BHXH. Số đối tượng đóng này thường xuyên được cập nhật và đưa vào

chương trình kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật BHXH.

Xác định nhiệm vụ đặt ra, BHXH huyện Sóc Sơn đã triển khai dữ liệu thuế

để phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ngay sau khi BHXH Việt Nam và Tổng cục Thuế thực hiện quy chế phối hợp năm 2018, sau khi chi cục Thuế

huyện Sóc Sơn trao đổi dữ liệu thuế năm 2017, BHXH huyện Sóc Sơn đã tích

cực tồ chức khai thác, sử dụng phục vụ phát triển đối tượng tham gia BHXH. Bằng các giải pháp đồng bộ, tích cực, hiệu quá, trên cơ sở dữ liệu tổ chức, cá nhân trả thu nhập qua các năm 2017, 2018, 2019 của chi cục Thuế huyện Sóc Sơn, BHXH huyện Sóc Sơn đã tiến hành rà soát, đối chiếu với dừ liệu thu

BHXH và tính từ năm 2018 đến hết tháng 12/2020 cả huyện có trên 300 đơn vị

với 1.613 lao động và cá nhân có thu nhập được coi là chưa tham gia BHXH. Ngoài ra, qua rà soát, tổng thực hiện qua 3 năm từ 2018 đến hết năm 2020,

BHXH huyện Sóc Sơn đã phát hiện có 312 đơn vị sử dụng lao động chưa đóng

đủ BHXH cho người lao động với sổ lượng 1.409 người.

Mặt khác, trong số 1.613 người lao động và cá nhân có thu nhập chưa đóng BHXH nêu trên thì có rất nhiều trường hợp có tên ở nhiều đơn vị do cứ

có hưởng lương, hoặc khoản thu nhập khác ở đơn vị nào thì đơn vị đó sẽ thống

kê tính, nộp thuế thu nhập cá nhân tại đơn vị đó; hoặc có trường hợp người lao động năm trước hưởng lương tại đơn vị, đến năm sau mới có được trả lương,

người lao động đã chuyển đi đơn vị khác làm việc nhưng vẫn được thống kê trong danh sách quyết toán thuế...

Thực trạng sô người chưa tham gia và chưa đóng BHXH vì việc quản lý

theo dõi đầu mối tổ chức trả thu nhập của cơ quan thuế và đóng BHXH do cơ

quan BHXH quản lý còn khác biệt, chưa tương đồng dẫn đến chênh lệch về số

đơn vị và số lao động khi đối chiếu. Trên cơ sở rà soát, đối chiếu dữ liệu với cơ

quan thuế, BHXH huyện Sóc Sơn tiếp tục phối hợp với Chi cục Thuế huyện

Sóc Sơn để rà soát, kiểm tra thực tế nhằm xác định đúng đơn vị, cá nhân chưa tham gia BHXH. Nhờ đó, tính đến hết tháng 12/2020, đã kiểm tra, đối chiếu được 480/550 đơn vị đạt 87,27%, từ đó phát hiện và yêu cầu DN đóng BHXH đối với 1.409 lao động.

Dù công tác phát triển đối tượng tham gia đã đạt nhiều kết quả tích cực,

nhưng số lượng người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hiện vẫn còn

cao. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải hoàn thành việc rà soát, kiểm tra đối với toàn

bộ dữ liệu đơn vị chưa đóng hoặc chưa đóng đủ BHXH, để thúc đẩy tiến độ, nâng cao hiệu quả, bảo đảm chất lượng việc rà soát, đồng bộ dữ liệu thuế và BHXH cần được tiến hành trên cơ sở cập• X nhật * toàn bộ * mã số thuế đối với các

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 52)