Công tác triển khai thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 90)

y r

4.2.2. Công tác triển khai thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc

Việc• triển khai thực• hiện • • • • • kế hoạch cần dựa trên kế hoạch đã được phê1

duyệt, bám sát kế hoạch tổ chức thực hiện thu và tuyên truyền để phấn đấu hoàn thành. Tuy nhiên, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của BHXH huyện vẫn

phải có tính linh hoạt theo từng thời kỳ, từng giai đoạn và thực tế tình hình kinh tế xã hội, tránh dập khuôn máy móc.

Trong năm 2021 tới đây, BHXH huyện Sóc Sơn xác định: Tiếp tục tập trung triến khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ DN, người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ; xây dựng và triển

khai các phương án, kịch bản điêu hành (từng tháng, quý, cả năm) nhăm tăng tốc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT, trong đó sẽ tăng

cường phối hợp với các hệ thống ban ngành tổ chức các hình thức tuyên truyền,

vận động phù hợp; đẩy mạnh, đổi mới công tác truyền thông trong tình hình

mới, tập trung truyền thông hướng đến các nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và cả BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

Tăng cường phổ biến rộng rãi ứng dụng CNTT, giao dịch điện tử; mở rộng

cung cấp các dịch vụ công trực tuyển mức độ 3, 4, tích hợp kết nối liên thông để cung cấp các dịnh vụ công thuộc thẩm quyền giải quyết của Ngành trên Cống Dịch vụ công Quốc gia; tiếp tục rà soát, hoàn thiện dữ liệu hộ gia đình

tham gia BHYT, cấp mã so BHXH cho người tham gia.. .Phấn đấu hoàn thành kế hoạch triển khai thực hiện phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người lao động cài

đặt và sử dụng ứng dụng BHXH số - VSSID, đảm bảo quyền lợi người lao

động. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dần, tạo sự hài lòng cho khách hàng chính là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn.

4.2.3. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động thu BHXH bắt buộc

Công tác kiểm tra giám sát phải là hoạt động được thực hiện thường xuyên,

phải có tác dụng hướng các DN thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao

động, tránh được tình trạng nợ đọng. BHXH huyện Sóc Sơn cần đẩy mạnh phối

họp thanh tra liên ngành, tăng cường thanh tra chuyên ngành đột xuất tại các đơn vị, DN có dấu hiệu vi phạm, kịp thời xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi

phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN; phối hợp với Bưu điện huyện Sóc Sơn quản lý chặt chẽ đối tượng thụ hưởng, đổi mới phương thức phục vụ, chi trả

qua các tổ chức dịch vụ công ích; đẩy mạnh việc chi trả không dùng tiền mặt theo chỉ đạo của Chính phủ.

4.3. Một sô giải pháp hoàn thiện công tác quăn lý thu bảo hiêm xã hội tại

bảo hiểm xã hội huyện Sóc Son

4.3.1. Hoàn thiện công tác lập kế hoạch

Đe đảm bảo bám sát tình hình thực tế của huyện trong công tác lập kế hoạch

thu BHXH bắt buộc hàng năm, BHXH huyện Sóc Sơn cần tăng cường sự

phối hợp với các phòng ban của UBND huyện như Phòng Lao động - TBXH, chi Cục Thuế huyện Sóc Sơn, Chi cục thống kê huyện Sóc Sơn, để nắm bắt

tình hình thực tế của địa phương về lực lượng lao động, về tiềm năng phát

triến lực lượng lao động trong năm tới và tương lai 3-5 năm. Theo dõi và bám sát các dự thảo của Quốc hội về lộ trình tăng lương tối thiểu vùng, tăng lương cơ sở chung của cả nước trong năm tiếp theo và lộ trình của 3-5 năm tới để

xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, có thể kế hoạch 3 năm, 5 năm và tầm nhìn 10 năm, để có cái nhìn xa hơn rộng hơn về bức tranh tổng thể của nền kinh tế trên địa bàn và hoạt động thu BHXH bắt buộc của huyện. Từ đó, lên phương án ngắn hạn và dài hạn, xây dựng kế hoạch cho tất cả các hoạt động

quản lý đối tượng tham gia, quản lý tiền thu, tuyên truyền phổ biến, kiểm tra giám sát.

Xây dựng kế hoạch chi tiết về số lao động, số tiền thu của từng khối đơn vị cụ thể, để lên phương án chi tiết đối với từng khối đơn vị đó. Căn cứ vào đặc

điểm biến động lao động và quỹ lương của từng loại hình đơn vị SDLĐ để

xây dựng kế hoạch cho phù hợp. Nhìn chung, khối hành chính sự nghiệp, đơn vị đoàn thể là khối có sự ồn định nhất về lực lượng lao động và quỳ lương

trong ngắn hạn. Ngược lại, khối DN ngoài nhà nước và khối DN có vốn đầu tư nước ngoài thường có sự biến động nhiều hơn, cần chủ động xây dựng kế

hoạch phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế địa phương và các đơn vị.

4.3.2. Hoàn thiện công tác triển khai thực hiện kế hoạch

4.3.2.1. về xây dựng, ban hành vãn bản chỉ đạo, hướng dẫn thu nộp BHXH bắt

buộc của huyện

Định kỳ hàng năm, BHXH huyện Sóc Sơn phải báo cáo chi tiết với huyện ủy Sóc Sơn về tình hình thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc trên địa bàn huyện, từ đó xin ý kiến chỉ đạo cho thời gian tiếp theo.

UBND huyện Sóc Sơn đưa việc thực hiện chính sách pháp luật BHXH nói chung và công tác thu BHXH bắt buộc nói riêng là một trong những nhiệm vụ

trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện để chỉ đạo, tổ chức thực

hiện. Đặc biệt sát sao hơn nữa các văn bản chỉ đạo phối hợp giữa cơ quan

BHXH huyện Sóc Sơn và Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Sóc Sơn. BHXH huyện cần tổ chức rà soát, đánh giá những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật, để hệ thống hóa các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho đơn vị SDLĐ, cho NLĐ.

Rà soát, tham mưu xin ý kiến sửa đổi, bổ sung các quy trình do BHXH thành phố Hà Nội quy định nhằm phù hợp với tình hình thực tế tại BHXH huyện

Sóc Sơn; đảm bảo tính thực tế, linh hoạt trong việc ban hành thực hiện các văn bản chỉ đạo.

BHXH huyện cần ban hành quy chế phối hợp, kiểm soát nội bộ giữa các bộ phận nghiệp vụ.

Sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc, quy chế quản lý tài chính trong hoạt

động và ban hành một số quy định nhằm tăng cường quản lý nội bộ, góp phần

hoàn thiện bộ máy tổ chức, thực hiện có hiệu quả công tác BHXH.

4.3.2.2. về quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

BHXH huyện Sóc Sơn cần liên tục mở rộng đối tượng và nguồn thu BHXH bắt buộc.

Đây là nhiệm vụ quan trọng đôi với ngành BHXH nói chung và BHXH

huyện Sóc Sơn nói riêng, khi mọi người lao động đều được tham gia BHXH chính là tạo ra mạng lưới bảo vệ rộng khắp, đảm bảo cho mọi người lao động

không bị rơi vào cảnh khó khăn, tạo nên một xã hội có sự liên kết cộng đồng

cùng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

- BHXH huyện phải thường xuyên rà soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN để có biện pháp xử lý về thu BHXH bắt buộc, tránh tình trạng đánh giá chung chung, không tìm hiểu chi tiết lý do vì sao đơn vị nhiều năm trốn đóng, không tham gia BHXH, mặc dù nhiều năm cơ quan BHXH huyện đều có

báo cáo lên cơ quan có thấm quền, nhưng chưa có giải pháp xử lý, vì trong thực tể có nhiều DN đã đăng ký kinh doanh, nhưng sau thời gian ngắn đã dừng hoạt động do làm ăn kinh doanh không hiệu quả, bên cạnh đó cũng có DN thành lập để vay vốn sử dụng vào mục đích khác, không tuyển dụng lao động, và tồn tại rất nhiều “doanh nghiệp ma” ...

- Trường họp những DN còn hoạt động, có phát sinh hợp đồng lao động, BHXH huyện cần yêu cầu phải đăng ký tham gia BHXH cho người lao động.

Đối với doanh nghiệp không tuân thủ quy định bắt buộc tham gia BHXH, cơ

quan BHXH tiến hành xử lý vi phạm hành chính, lập hồ sơ kiến nghị cấp có

thẩm quyền về chế tài xử lý, thậm chí có thể thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc tiến hành khởi kiện ra tòa.

- Đối với Hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã: tuy thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nhưng có đặc thù là người lao động có thể vừa là người sử dụng lao động, có đăng ký kinh doanh, song pháp nhân không đầy đủ, thu nhập của họ do chính họ quyết định và quản lý. Vì vậy, cơ quan BHXH xây dựng

phương án phát triển đối tượng khu vực này.

4.3.2.3. về quản lý tiền thu BHXH bắt buộc

Đê tạo sự đông đêu vê hiệu quả thu BHXH băt buộc đôi với các khôi

đơn vị mà BHXH huyện đang quản lý, BHXH Sóc Sơn cần phối họp chặt chẽ với phòng LĐ-TBXH huyện, Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn, bám sát tình hình

kinh tế xã hội của địa phương, nắm rõ tình hình hoạt động kinh doanh của các

đơn vị DN đang hoạt động trên địa bàn. Qua đó có thể điều chỉnh mối quan hệ

với từng loại hình DN trong công tác phối hợp thu và trao đổi, lên phương án

thu tiền BHXH với từng loại đơn vị cho phù hợp.

- Đẻ nâng cao hiệu quà thực hiện quy trình thu BHXH bắt buộc, BHXH huyện Sóc Sơn cần hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý BHXH trên địa bàn huyện: BHXH huyện Sóc Sơn không có cơ chế tự tuyển dụng nhân sự, nhân sự trong bộ máy là do BHXH thành phố Hà Nội

bố trí chuyển về, nhưng việc sắp xếp vị trí các cán bộ viên chức trong cơ quan là do giám đốc BHXH huyện quyết định. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức BHXH để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của thời kỳ hội nhập kinh

tế quốc tế. Hiện nay, cơ quan BHXH mới có bộ máy tổ chức đến cấp huyện. Vì

vậy, bộ máy tổ chức này cần được hoàn thiện theo hướng bổ sung thêm chức

năng, nhiệm vụ. Trong đó cần chú ý một số nội dung sau:

+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho lãnh đạo cấp Phó, mỗi Phó giám đốc phụ trách một màng hoạt động cụ thể và cần nâng cao tinh thần trách nhiệm cùa cấp lãnh đạo, sẵn sàng giúp đỡ cán bộ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết.

+ Bố trí phân công cán bộ ở các vị trí việc làm cho phù hợp với năng lực

chuyên môn, kỳ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc, đáp ứng yêu cầu

của công việc, của từng vị trí việc làm; tránh tình trạng cán bộ quá tải việc làm. + Lãnh đạo cơ quan BHXH huyện phải quan tâm đến việc cử cán bộ, viên

chức đi đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Bên cạnh đó, BHXH huyện Sóc Sơn cũng cân tích cực ứng dụng công

nghệ thông tin, từng bước hiện đại hệ thống quản lý để nâng cao chất lượng

phục vụ, giảm phiền hà cho người tham gia BHXH. Cụ thể như sau:

+ Thực hiện từng bước đào tạo cán bộ nghiệp vụ máy tính, vừa học vừa làm. Tổ chức hoàn thiện phần mềm quản lý, nhập dữ liệu và hoàn thiện kho dừ liệu về quá trình tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ, dữ liệu hộ gia đình để phục

vụ công tác tra cứu và tác nghiệp.

+ Xây dựng trang Web và Fanpage của BHXH huyện, trên trang web cần bổ sung thêm mục trả lời trực tuyến để giúp NLĐ và NSDLĐ có thể cập nhật

thông tin về tình hình hoạt động cũng như những sự thay đối trong chính sách chế độ BHXH bắt buộc, quy trình thu và mức đóng BHXH băt buộc.

4.32.4. về quản lý nợ đọng BHXH bắt buộc

Trong thời gian qua, tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH bắt buộc và

chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ ngày càng tăng làm ảnh hưởng xấu đến chính sách BHXH trên địa bàn huyện Sóc Sơn, từ đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Để khắc phục tình trạng này, BHXH huyện Sóc Sơn có thể áp

dụng các giải pháp:

- Có thể xây dựng vãn bản liên tịch với ngân hàng, kho bạc thực hiện việc trích nộp BHXH bắt buộc và lãi của số tiền chậm đóng BHXH từ tài khoản của DN hoặc phong tỏa tài khoản đến khi DN nộp đủ tiền nợ đọng BHXH theo quy

định.

- Thực hiện phân loại nợ đọng BHXH phân chia nhở hơn nữa, tức là chia nhỏ các loại nợ BHXH theo số tháng nợ, phân loại và theo dõi các đơn vị nợ thành các loại: Nợ chậm đóng BHXH 1 tháng, Nợ BHXH 2 tháng, Nợ BHXH

3 tháng, Nợ từ 3-6 tháng, Nợ trên 6 tháng, Nợ từ 1-3 năm và nợ khó đòi trên 3

năm.; từ đó kịp thời đưa vào danh sách các đơn vị nợ đọng kéo dài, nợ khó đòi, tổ chức theo dõi, bám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của của đơn vị và thực

hiện các biện pháp đôn đôc, thu nợ và kiêm tra, đê xuât thanh tra ngành, thanh

tra liên ngành.

Tăng cường cử lãnh đạo, viên chức trực tiếp đến các đơn vị để đôn đốc thu, thu nợ; gũi văn bản đôn đốc 15 ngày một lần đối với đơn vị nợ từ 03 tháng trở lên; Phối hợp với Chi cục thuế huyện Sóc Sơn xác định tình trạng hoạt động của các DN nợ, lập danh sách đơn vị đối thoại; Hàng tháng tổng hợp tình hình

thu nợ BHXH báo cáo UBND huyện trước ngày mồng 10 tháng sau; gửi danh sách đơn vị nợ lớn, nợ kéo dài đế đưa lên hệ thống phát thanh trên đài phát

thanh huyện và đài truyền thanh các xã thị trấn.

- BHXH huyện Sóc Sơn cần thành lập những đoàn thanh tra, kiểm tra những đơn vị nợ đọng quỹ BHXH kéo dài; phối hợp chặt chẽ với UBND và Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn để xác định xem đơn vị này còn tồn tại hay không. Nếu đơn vị không còn tồn tại thì sẽ đưa vào danh sách ngừng giao dịch.

4.3.2.5. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chinh sách BHXH

Đổi mới nội dung tuyên truyền: BHXH là chính sách, chế độ của người lao động vì vậy khi tuyên truyền cần cụ thể, tránh tình trạng chung. Phải khẳng định BHXH giữ vai trò trụ cột, bền vừng trong hệ thống an sinh xã hội, thực hiện chính sách BHXH đảm bảo sự bình đẳng về vị trí xã hội cùa người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển.Kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong phát triển đối tượng tham gia BHXH của địa phương. Đồng thời phát hiện, xử

lý các hành vi vi phạm, gian lận, trục lợi quỹ BHXH.

Đẩy mạnh tuyên truyền, đối thoại về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT

phù hợp với từng nhóm đối tượng như: người làm việc thường xuyên tại các

làng nghề truyền thống, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân

phố, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, người buôn bán nhỏ, học sinh sinh

viên,... nhăm phát triên đôi tượng tham gia BHXH, BHYT, tiên tới BHXH,

BHYT toàn dân.

Hình thức tuyên truyền: Phối hợp chặt chẽ với Đài phát thanh huyện Sóc

Sơn, Liên đoàn lao động huyện, Ban tuyên giáo Huyện ủy lắp đặt các cụm

pano, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về chính sách BHXH.

BHXH huyện Sóc Sơn cần thiết lập đường dây nóng để có thể thu thập

thông tin, nắm bắt được thông tin đa chiều, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng và nhu cầu của người tham gia BHXH; để từ đó NLĐ, người sử dụng lao động có thể chủ động thông báo những thông tin cần thiết cho cơ quan BHXH. Từ

đó, góp phần giúp cho cơ quan BHXH thành phố nắm bắt kịp thời về đối tượng

tham gia và tình hình hoạt động cũa cơ sờ tham gia BHXH. Và ngược lại, cơ

quan BHXH cũng có thể giải quyết được những yêu cầu thắc mắc từ phía người tham gia BHXH làm cho họ hiểu hơn về bản chất của BHXH và chính sách

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc trên địa bàn huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)