Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh bắc nam định (Trang 37 - 39)

Phương pháp phân tích bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài nhàm đánh giá chất lượng tín dụng KHDN. Sau khi thu thập được số liệu, thông tin tác giả cần chọn lọc các yếu tố chính, sau đó sẽ tiến hành phân tích số liệu cũng như các chỉ tiêu kinh tế một các cụ thế thông qua các phương pháp khác nhau như: phương pháp so sánh, phương pháp liên hệ.

a. Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phố biến và quan trọng trong phân tích tình hình kinh doanh nói chung và phân tích báo cáo hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Nội dung so sánh trong nghiên cứu này sử dụng

là: So sánh số thực hiện kỳ phân tích với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi tình hình tín dụng KHDN tại Agribank chi nhánh Bắc Nam Định qua các kỳ, đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các chỉ tiêu trong hoạt động tín

dụng khách hàng doanh nghiệp.

Phương pháp so sánh gôm ba hình thức sau:

So sánh theo chiều ngang: Là việc so sánh đối chiếu cả về số tuyệt đối và số tương đối của cùng một chỉ tiêu, một khoản mục qua các kỳ. Thực chất của việc phân tích này là phản ánh sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, từng khoản mục trên báo cáo hoạt động cấp tín dụng KHDN giữa kỳ này với kỳ gốc, giữa các chi nhánh cùng trong hệ thống ngân hàng.

So sánh theo chiều dọc: Là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong báo cáo hoạt động cho vay KHDN.

So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu thường dùng số liệu từ ba năm trở lên, trong nghiên cứu tác giả sử dụng so sánh số liệu trong 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020. Các chỉ tiêu cần được so sánh đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác làm nối bật sự biến động về tinh hinh hoạt động kinh doanh hiện tại và dự đoán tinh hình cấp tín dụng KHDN trong tương lai.

Khi tiến hành so sánh phải giải quyết được các vấn đề về điều kiện so sánh và tiêu chuẩn so sánh. Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so

sánh thường được sử dụng dưới các dạng sau:

So sánh bằng số tuyệt đối: Theo đó, các nhà phân tích sẽ biết được quy mô biến động (tăng, giảm) của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc biếu hiện bằng tiền, hiện vật hay công cụ cụ thể.

Ay = yi- yo

Trong đó:

Y0: chỉ tiêu năm trước Yi: chỉ tiêu năm sau.

So sánh bàng số tương đối: Các nhà phân tích sẽ nắm được xu hướng biến động của các chỉ tiêu.

So sánh bằng số bình quân: Sử dụng phương pháp này để biết được mức độ mà doanh nghiệp đạt được so bình quân chung của tống thể, của ngành... Từ đó, xác định được vị trí của doanh nghiệp trong tổng thể, trong ngành.

b. Phương pháp liên hệ

Các chỉ tiêu đánh giá thường có quan hệ mật thiêt với nhau. Vì vậy trong phân tích tài chính có thể kết hợp các chỉ tiêu khác nhau đề đưa ra một chỉ tiêu tổng hợp khác. Có các mối quan hệ phổ biến như:

Liên hệ cân đối: Có cơ sờ là cân bàng về lượng giữa nguồn thu, huy động và tình hình các quỹ, các loại vốn, giữa tồng dư nợ và tổng nguồn vốn, giữa nhu cầu và khả năng thanh toán, giữa chi phí và kết quả kinh doanh.

Liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Tùy theo mức phụ thuộc giữa các chỉ tiêu, có thể phân thành hai loại chính: Liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp. Liên hệ gián tiếp là quan hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ phụ thuộc giữa chúng xác định bằng một hệ số riêng.

Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luồn biến đổi.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh bắc nam định (Trang 37 - 39)