Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh bắc nam định (Trang 90)

Chú trọng đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp, kiến thức pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, kiến thức ngành, nghề kinh tế, ... nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thẩm định, quản lý khách hàng cho cán bộ làm công tác tín dụng khách hàng doanh nghiệp. Việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ tín dụng khách hàng doanh nghiệp phải thường xuyên, liên tục, theo hướng cụ thể, giúp các cán bộ không còn tư tưởng ngần ngại khi tiếp cận cho vay doanh nghiệp.

Việc đào tạo các kiến thức pháp luật liên quan đến doanh nghiệp có thể thông qua các lớp tập huấn với giảng viên kiêm chức hoặc mời các chuyên gia về giảng dạy, tập huấn. Qua đó, cán bộ quan hệ khách hàng sẽ củng cố được kiến thức pháp luật, tài chính kế toán.

- Đe nâng cao kiến thức liên quan đến các ngành, nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau, biện pháp đầu tiên có thể mời các chuyên gia kinh tế về trao đổi, nhưng quan trọng hơn là từng cán bộ quan hệ khách hàng phải không ngừng tìm tòi, nghiên cứu cập nhật các thông tin kinh tế hàng ngày qua các kênh như: Sách, báo mạng, báo giấy, truyền hình, đài phát thanh...Việc cập nhật các thông tin kinh tế thường xuyên, hên tục cả trong nước và thế giới rất quan trọng giúp từng cán bộ quan hệ khách hàng có đầy đú kiến thức, hiểu biết về kinh tế hơn, khi thẩm định các dự án, phương án kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra nhiều quyết định đúng đắn hơn.

- Hầu hết cán bộ quan hệ khách hàng tại chi nhánh Agribank Bắc Nam Định chưa được cập nhật kịp thời các kiến thức về kế toán tài chính thường xuyên. Giải pháp cho vấn đề này là định kỳ hàng năm, chi nhánh mở các lớp tập huấn, mời giảng viên có kiến thức về kế toán tài chính doanh nghiệp chuyên sâu (nhưng lại phù hợp với thực tiễn áp dụng vào việc phân tích cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp) để giảng dạy, hướng dẫn cách đọc và phần tích các Báo cáo tài chính, cập nhật những quy định mới cho cán bộ làm công tác tín dụng doanh nghiệp.

- Từng chi nhánh phải thường xuyên, chù động rà soát trình độ của đội ngũ

cán bộ, nhăm xây dựng kê hoạch tự tập huân, đào tạo. Các buôi tự đào tạo phải cụ thể theo từng chuyên đề: Từ những yêu cầu đầu tiên khi đi tiếp cận doanh nghiệp, đến quy trình đi thẩm định, xem xét hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế của doanh nghiệp, cùng khách hàng thiết lập hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay và quy trình nhập dữ liệu vào IPCAS.

- Trưởng phòng KHDN, trưởng phòng KHKD chủ động triển khai các văn bản liên quan đến cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp, giúp các cán bộ cập nhật kịp thời tất cả các thông tin, chính sách, quy trình nghiệp vụ. Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ khác của Ngân hàng cũng phái được nắm rõ. ít nhất phải biết chi nhánh đang có các sản phẩm dịch vụ cơ bản gì, mức giá, phí, lãi suất, ... hiện tại thế nào, đế trong quá trinh tiếp cận, chào mời các doanh nghiệp phải giới thiệu được các sản phẩm trọn gói mà Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định đang cung cấp. Đồng thời nắm bắt ý kiến của cán bộ về những khó khàn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị trong quá trình cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp, trên cơ sở đó tống hợp lại và có tham mưu cho lãnh đạo.

Đào tạo kỹ năng Marketing cho cán bộ khi tiếp cận, chăm sóc, phục vụ đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Từng bước nâng cao sự chuyên nghiệp hóa trong tác phong giao tiếp, trong quan hệ xử lý nghiệp vụ, ... nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho công việc, xây dựng hình ảnh mới cho cán bộ tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định từ đó giúp thay đối những quan niệm cũ của khách hàng về ngân hàng.

Cán bộ quan hệ khách hàng phải chủ động học hỏi, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm nhàm nâng cao trình độ thấm định và quản lý khách hàng doanh nghiệp. Đặc biệt chú trọng việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Nên tham khảo quan điểm cho vay: Rủi ro hay không khi cấp một khoản tín dụng không nằm ở việc nhận được tài sản thế chấp xấu hay tốt, mà ở việc Ngân hàng có kiểm soát được dòng tiền và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp hay không. Đây là kỹ năng còn yếu và nhiều cán bộ quan hệ khách hàng chưa thực sự quan tâm.

Cán bộ quan hệ khách hàng và các bộ phận nghiệp vụ khác trong cơ quan phải có được sự phối hợp, hồ trợ tốt nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giải quyết kịp thời các nghiệp vụ phát sinh.

Không ngừng nâng cao đạo đức nghê nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, nhằm ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro phát sinh.

Cần tuyển dụng bộ phận làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế có trình độ chuyên sâu và kinh nghiệm thực tế để thúc đẩy mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tể, thu hút khách hàng doanh nghiệp.

4.3.6 Tàng cường hoạt động kiểm tra kiếm soát nội bộ

Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ chặt chẽ, thường xuyên tồ chức các cuộc kiểm tra định kỳ. Hàng năm phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ cần xây dựng đề cương kiểm tra chuyên đề từ đầu năm, đồng thời phối hợp với phòng Khách hàng doanh nghiệp có kế hoạch kiểm tra ngẫu nhiên những món vay được đánh giá tiềm ẩn rủi ro, hoặc những món vay trinh vượt quyền phán quyết tại chi nhánh loại II. Thông qua hoạt động kiểm tra để đánh giá được chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp.

Xây dựng hệ thống chấm điếm tín dụng khách hàng doanh nghiệp hiệu quả, đánh giá chính xác điểm xếp hạng tín dụng của khách hàng. Các chỉ tiêu chấm điểm tài chính dựa trên cơ sở các tiêu chí thông qua việc cập nhập báo cáo tài chính định kỳ. Đối với các chỉ tiêu chấm điểm phi tài chính cần đánh giá đúng năng lực và kinh nghiệm quản lý của ban lãnh đạo công ty, môi trường kinh doanh, khả năng gia nhập thị trường và các yếu tố khác. Việc hoàn thiện bộ các tiêu chí chấm điếm khách hàng giúp đánh giá đúng tình hình của doanh nghiệp, để ra quyết định cấp tín

dụng chính xác, giảm thiểu rủi ro.

4.3.7 Tập trung xử lý đút điếm các khoản nợ xấu, nợ XLRR

Hiện nay tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định đã thành lập Hội đồng xử lý nợ tại Chi nhánh loại I và các Chi nhánh loại II. Tuy nhiên để xử lý dứt điểm các món vay đã phát sinh nợ xấu, nợ XLRR đã hạch toán ngoại bảng, chi nhánh cần rà

soát, đánh giá lại toàn bộ các món vay. Từ đó chi nhánh phân loại các theo loại hình doanh nghiệp, theo mức độ bảo đảm của tài sản và xây dựng phương án xử lý đối với từng món vay. Đẩy mạnh triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện khách hàng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro,... Kiên quyết xử lý tài sản bảo đảm

đối với khách hàng không có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc không có thiện chí trả nợ.

Trên cơ sở thực trạng các khoản nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định, đề xuất tập trung vào các nhóm giải pháp cụ thể gồm:

- Tiếp tục đôn đốc thu hồi nợ theo kế hoạch để giảm dần dư nợ đối với khách hàng có thiện trí trả nợ và có cam kết với Ngân hàng như: Công ty TNHH Budapar VN, Công ty cồ phần Thành Công T&G 1, Công ty TNHH Việt Anh.

- Đối với các món vay có tài sản bảo đảm, khách hàng thiện trí trả nợ đề xuất phương án hoàn thiện thủ tục thu giữ, phát mại tài sản. Cụ thể: món vay Công ty TNHH ĐT&XD Minh Hồng, Công ty TNHH Minh Tuệ.

- Đối với các món vay hiện đang có tranh chấp hoặc khách hàng không hợp tác, các món vay đang trong quá trình khởi kiện cần làm việc với các cơ quan pháp luật, thi hành án đề đẩy nhanh tiến độ thực hiện các bước theo trình tự pháp luật. Cụ thể: Món vay của Công ty TNHH Linh Lam, Công ty TNHH Chăn nuôi Quyết Thắng.

Nhóm các giải pháp này thực tế đã và đang triển khai tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định, tuy nhiên cần linh hoạt, điều chỉnh kịp thời các biện pháp gắn với diễn biển thực tế để đạt mục đích cuối cùng là thu hồi nợ. Đối với các khách hàng gặp khó khăn, tiềm ấn rủi ro, rà soát, đánh giá đế xác định và phân loại mức độ khó khăn của các khách hàng chịu tác động của các yếu tố khách quan của nền kinh tế, dẫn tới gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó chủ động thực hiện các giải pháp hỗ trợ khắc phục khó khăn như cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi,... nhằm hỗ trợ khách hàng có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.

4.4 Một số kiến nghị

4.4A Kiến nghị đối vó'i Nhà Nước

Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô nền kinh tế, trong đó hệ thống chính sách là công cụ quản lý và điều tiết toàn bộ mối quan hệ trong nền kinh tể. Vì vậy chính phủ cần có chính sách được quy định rõ ràng, đảm bảo tính khoa học, công khai

minh bạch hiệu quả và ốn định. Điều này hỗ trợ cho công tác tín dụng trên các giác

độ: • •là cơ sở tham khảo khi thực hiện• thẩm định cũng • như hạn chế rủi ro của việc• thay đối đột ngột trong định hướng chính sách của chính phủ.

Bộ Tài nguyên Môi trường cần phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kiếm tra, rà soát lại các dự án quy hoạch treo. Vì trên thực tế các dự án quy hoạch treo nhiều năm không có nhu cầu sử dụng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, gây lãng phí tài nguyên, giảm hiệu quả, gây bức xúc trong xã hội và gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi hợp pháp của cá nhân, doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng.

Trong quá trình xử lý nợ xấu còn nhiều khó khăn vướng mắc, đề nghị Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm hỗ trợ các TCTD triển khai có hiệu quả Nghị quyết 42 và chỉ đạo các cấp hỗ trợ tối đa cho các TCTD trong quá trình xử lý TSBĐ, thu hồi nợ.

Trong thời gian vừa qua trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, để đạt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch vừa phục hồi tăng trưởng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vũng đề nghị Chính phủ cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục duy trì gói hỗ trợ tài chính đủ lớn và hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, vì đây là khu vực đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP (khoảng 60%).

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, chú trọng đến việc tháo gờ khó khãn cho các dự án chậm giải ngân, nhất là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa rộng, tạo đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường thế giới mở lại bình thường.

Thứ tư, thực hiện tốt việc phòng ngừa lây lan của bệnh dịch để không tái phát dịch, tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là thương mại.

4.4.2 Kiến nghị đối với Ngăn hàng Nhà Nước

Ngân hàng Nhà nước cần có phương án bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời,

đây đủ cho các ngân hàng thưong mại. Những thông tin vê doanh nghiệp sẽ được thu thập và cung cấp qua trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), là càn cứ đáng tin cậy đế các ngân hàng thương mại sử dụng trong quá trình thẩm định khách hàng.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát từ phía Ngân hàng nhà nước đối với các ngân hàng thương mại dưới nhiều hình thức đề kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Đồng thời thường xuyên luân chuyển cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước để tránh tình trạng tiêu cực có thể xảy ra, đảm bảo tính khách quan.

Bên cạnh việc nâng cao các chương trình kiếm tra, cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn mực về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các Ngân hàng thương mại, mặt khác có thể đưa ra các kết luận, đánh giá đúng, phù hợp, hỗ trợ các ngân hàng phát triển.

4.4.3 Kiến nghị đối với Agribank

Agribank cần nghiên cứu cơ chế lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng nhằm giữ chân khách hàng truyền thống và mở rộng phát triển khách hàng doanh nghiệp mới. Kiến nghị xây dựng dải lãi suất theo kỳ hạn vay vốn của khách hàng, phù họp với nguồn vốn huy động đầu vào.

Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn, bám sát lãi suất thị trường để thu hút khách hàng nâng cao tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác.

Mở rộng hơn các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ, cứ cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài để đáp ứng yêu cầu mới khi Ngân hàng hội nhập thể giới.

Thường xuyên lấy ý kiến cùa các chi nhánh, đơn vị về hoạt động cho vay, chỉnh sửa hoàn chỉnh các vãn bản, quyết định liên quan đến hoạt động cho vay như: quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank, quy chế cho vay đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất...

Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ định kỳ và đột xuất đối với các chuyên đề tập trung về các mảng tín dụng, kế toán...

Xây dựng hệ thông ngân hàng dữ liệu vê RRTD và ứng dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý RRTD với những thông tin cốt lõi: Tổng số tiền thiệt hại, loại rủi ro tương ứng, lĩnh vực kinh doanh xảy ra tốn thất, nguyên nhân dẫn đến tổn thất...

- Agribank cần đưa ra biểu phí dịch vụ mới hợp lý hơn để áp dụng trên toàn hệ thống do hiện tại phí của Agribank còn cao hơn so với một số NHTM, làm giảm sức

cạnh tranh trong việc cung ứng dịch vụ.

- Đề nghị TSC xây dựng phần mềm theo dõi nhóm khách hàng liên quan trên hệ thống ĨPCAS để các chi nhánh có thể theo dõi nhóm khách hàng liên quan đến chi nhánh mình trong toàn hệ thống Agribank;

- Đề nghị TSC có chương trình hỗ trợ về Báo cáo chi tiết lợi ích thu được của một khách hàng trên Hệ thống IPCAS (Từ thu tín dụng, phí bảo lãnh, tiền gửi, thanh toán, SMS,...) để chi nhánh có thế dễ dàng khai thác từ đó tính toán lợi ích thu được và có cơ chế lãi suất phù hợp;

KÉT LUẬN

Chât lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại đặc biệt là chât lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp là một chỉ tiêu rất qưan trọng và không thể thiếu khi đánh giá hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại, việc phân tích đánh giá đúng về chất lượng tín dụng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định trong thời gian tới. Mặc dù có những nguyên nhân khách quan và chủ quan; chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh bắc nam định (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)