Bên cạnh những điếm tích cực đạt được nêu trên trong thời gian vừa qua, hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định cho thấy có những khó khăn, tồn tại:
Thứ nhất, quy mô dư nợ cho vay doanh nghiệp được mở rộng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ còn thấp và có xu hướng giảm. Mặc dù trong thời gian vừa qua Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định đã nồ lực trong công tác tiếp thị để tìm kiếm khách hàng, gia tăng quy mô dư nợ cho vay. Tuy nhiên dư nợ tăng trưởng chậm, một số chi nhánh loại II dư nợ khách hàng doanh nghiệp có xu hướng giảm. Quy mô các món vay nhỏ, chưa phát triến mở rộng được khách hàng lớn.
Thứ hai, cơ cấu dư nợ khách hàng doanh nghiệp hiện nay chưa được cải thiện, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn, mức tăng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn còn chậm. Việc duy tri cơ Cấu dư nợ cho vay như vậy sè ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính cùa chi nhánh.
Cơ cấu nguồn vốn chưa họp lý. Hiện nay nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu là nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn, trong khi dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đa số là dư nợ ngắn hạn. Do đó mức chênh lệch giừa lãi
suất cho vay và lãi suất huy động đối với khách hàng doanh nghiệp thường thấp hơn
mức bình quân của chi nhánh và so với khách hàng cá nhân. Ngoài ra, hiện nay nguồn vốn giá rẻ, nguồn vốn không kỳ hạn tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định tương đối thấp, điều này ành hưởng đến chi phí huy động vốn đầu vào của chi nhánh.
Thứ ba, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đối tượng khách hàng doanh nghiệp còn ở mức cao trong cơ cấu của toàn chi nhánh, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Tổng dư nợ quá hạn, nợ xấu là không nhở, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn.
Giai đoạn 2018 -2020, tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tăng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng và đặt ra thách thức lớn đối với ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định cần tập trung giải quyết trong thời gian tới nhẳm ồn định và nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả tại Chi nhánh.
Thứ tư, cùng với sự gia tăng nợ quá hạn, nợ xấu dẫn đến chi phí trích lập dự phòng rủi ro cũng tăng lên đáng kể, điều này đà làm ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Mặc dù lợi nhuận đạt được của Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định vẫn đang khá tốt tuy nhiên nếu khắc phục được vấn đề trên thì hiệu quả cho vay sẽ được nâng cao hơn nữa.
Thứ năm, thực hiện chính sách cho vay, chính sách khách hàng chưa hiệu quả, thiếu sự linh hoạt. Các chính sách cho vay của ngân hàng vẫn thiếu tính chủ động, chưa đem lại hiệu quả, lãi suất chưa linh hoạt, thiếu tính cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn.
3.4.2.2 Nguyên nhân
* Nhóm nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, về môi trường kinh tế: Giai đoạn năm 2018-2020 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế. về kinh tế, hầu hết các quốc gia rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm mạnh, trong đó có Việt Nam. Các doanh nghiệp của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi thị trường
trong nước cũng như xuât khâu bị sụt giảm, nguyên vật liệu đâu vào khan hiêm, rât nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản. Điều này mang đến nhiều rủi ro về đồng vốn tín dụng đối với ngân hàng.
Thứ hai, về môi trường pháp lý: Trong những năm gần đây, với việc Việt Nam đã trở thành thành viên của các hiệp định FTA như như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Binh Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA),... sức ép mạnh mẽ của nền kinh tế trong và ngoài nước, môi trường pháp lý ở nước ta đã và đang ngày được hoàn thiện, tạo điều kiện ngày một tốt hơn cho sự phát triển của các thành phần kinh tế. Cụ• • •thể là một loạt •các văn bản luật như: Luật• •các tổ chức tín dụng sửa đồi năm 2017, Luật doanh nghiệp năm 2020, ...Tất cả những cố gắng đó cùa Cơ quan quản
lý nhà nước đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp phát triển, trong đó các Ngân hàng thương mại là đối tượng vừa trực tiếp vừa gián tiếp có cơ hội tranh thủ những thuận lợi đó.
Luật tố chức tín dụng mới và kèm theo nó là một loạt các quyết định và thông tư đã cho phép các ngân hàng thương mại được tự chù hơn (được tự quyết nhiều hơn) trong hoạt động tín dụng, nhờ đó hoạt động tín dụng cùa các ngân hàng cũng được phát triến lên một bước, chất lượng tín dụng được cải thiện.
Mặc dù Nhà nước đã có cổ gắng nhất định trong việc soạn và sửa đồi một số văn bản luật nhưng nhỉn chung hệ thống văn pháp luật của nước ta hiện vẫn chưa thật đồng bộ và thường xuyên thay đối, thủ tục hành chính còn nhiều phức tạp...gây khó khăn cho ngân hàng khi ký kết nhận tài sản bảo đảm cũng như trong khâu xử lý và thu hồi nợ.
Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều thành phần, môi trường cạnh tranh trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng gay gắt hơn. số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần ngày càng gia tăng với chất lượng tốt, với cơ chế cho vay thông thoáng hơn, đã tạo ra áp lực cho hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó có Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định. Điều đó đòi hỏi Chi nhánh phải có sự điều chỉnh các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả nói chung, chất lượng tín dụng nói riêng.
Thứ ba, vê khách hàng:
Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một lớn đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thuơng mại nói chung và Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định nói riêng cơ hội lựa chọn khách hàng để mở rộng và nâng cao chất luợng tín dụng.
Tuy nhiên các khách hàng trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế:
Các doanh nghiệp có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định chiếm tỷ trọng nhò trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, phần lớn các doanh nghiệp được thành lập từ hộ gia đình, do vậy hoạt động quản lý kinh doanh theo mô hình gia đình, thiếu chiến lược phát triển lâu dài, hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính chưa đúng quy chuẩn, số liệu tài chính chưa minh bạch gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý và tiếp cận, phát triển khách hàng.
Mức độ chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh chưa cao, các văn bản, số liệu báo cáo gửi ngân hàng thường thiếu chính xác, trong khi đó ngân hàng lại không được cung cấp hệ thống thông tin để kiểm tra, đối chiếu, từ đó tạo ra rủi ro tín dụng lớn cho ngân hàng khi cấp tín dụng.
Tiềm lực tài chính của hầu hết các khách hàng nhất là khách hàng doanh nghiệp ở nước ta còn rất hạn chế, khả năng độc lập tài chính thấp, do đó việc ngân hàng cho vay với tỷ lệ cao cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
* Nhóm nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, Quy chế chính sách cùa ngân hàng Nông nghiệp và Phát triến Nông thôn Việt Nam áp dụng chung cho các các đối tượng khách hàng, không phân khúc đối tượng khách hàng: khách hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng thường xuyên sử dụng các sản phẩm dịch vụ.
Thứ hai, Cơ chế lãi suất của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hiện nay chưa thực sự linh hoạt đến từng đối tượng khách hàng, mục đích
sử dụng vốn, điều này giảm sức cạnh tranh so với các tố chức tín dụng trên địa bàn.
Thứ ba, các công cụ chính sách như quy trình tín dụng, phân loại khách hàng chưa được hoàn thiện, đồng bộ.
Hệ thông các quy định, quy trình tín dụng của Agribank là rât lớn, lại được thay thế và sửa đối thường xuyên (bảo đảm sự linh hoạt theo tình hình thị trường) nên việc cập nhật và thực hiện theo đúng văn bản chỉ đạo của Agribank gặp không
ít khó khăn nhất là đối với cán bộ trẻ mới được tuyển dụng thời gian làm việc ngắn kinh nghiệm và kiến thức tổng hợp chưa có nhiều.
Hiện tại việc cán bộ quản lý khách hàng của Agirbank chi nhánh Bắc Nam Định được giao nhiều bước trong quy trình cấp tín dụng dẫn đến nhiều khi quy trình cho vay không được tuân thủ chặt chẽ, quá trình tác nghiệp có thể dễ dàng bỏ qua một số bước (nhở) trong quy trình hoặc không tuân theo thứ tự các bước đế phục vụ khách hàng nhanh nhất (đặc biệt là những khoản vay tại các Phòng Giao dịch). Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng.
Hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ của Agirbank đối với các khách hàng là doanh nghiệp được ban hành từ năm 2011, các tiêu chí xếp hạng tín
dụng nội bộ đối với doanh nghiệp tại Agirbank được xây dựng và áp dụng thời gian qua trong hệ thống vẫn bộc lộ hạn chế nhất định. Định kỳ hàng quý, người quản lý khoản vay chấm điểm, xếp hạng tín dụng để đánh giá phân loại khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Agribank bao gồm hệ thống các tiêu chí đánh
giá, bao gồm nhóm chỉ tiêu tài chính và nhóm chỉ tiêu phi tài chính. Tuy nhiên không được cập nhật thường xuyên, tỷ trọng điểm phi tài chính còn chiếm tỷ trọng lớn, do đó yểu tố chủ quan cùa người chấm điểm ảnh hưởng lớn đến kết quả chấm điểm, xếp hạng khách hàng. Tương tự việc xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp chỉ áp dụng với các đối tượng khách hàng đu điều kiện xếp hạng như: phải
có báo cáo tài chính 2 năm liên tục.
Thứ tư, tình trạng thiếu thông tin, hoặc thông tin không chính xác:
Trong xã hội thông tin như hiện nay, vấn đề thông tin trở thành một trong những yếu tố chính trong cạnh tranh. Những ai nắm được càng nhiều thông tin
chính xác, kịp thời thì càng có nhiều cơ hội thành công. Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ - một lĩnh vực dịch vụ thông tin là yếu tố cạnh tranh chủ yếu, nó quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Muốn thực
hiện tôt công việc kinh doanh, ngân hàng phải tìm kiêm thông tin vê khách hàng từ mọi nguồn có thế. Điều đó đòi hỏi thông tin thu tập được phải chính xác và kịp thời thì mới có thể tránh đuợc những sai lầm hoặc rủi ro xảy ra. Hiện nay, đối với hệ thống Agribank nói chung và Chi nhánh nói riêng thì việc thu thập thông tin tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu chính xác, không kịp thời... dẫn đến khó khăn trong việc ra quyết định cho vay.
Tuy nhiên, hiện nay ngân hàng chưa có được cơ chế, cách thức tối ưu để tim kiếm thông tin. Những thông tin chủ yếu là do khách hàng cung cấp, và ngân hàng vẫn chưa có cách thức kiếm tra có độ tin cậy cao đế xác định liệu những thông tin đó là đúng hay sai. Do Vấn đề thiếu thông tin nên việc thẩm định khách hàng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thường không đảm bảo tính đúng đắn và chính xấc.
Thứ năm, công tác kiểm tra, kiểm soát còn chưa tốt: Công tác kiểm tra, kiểm soát là rất quan trọng, nó đảm bảo cho món vay được sử dụng có hiệu quả tốt. Khi thực hiện tốt công tác này, sẽ phát hiện được nhanh chóng và có biện pháp xử lý
sớm nhũng sai phạm, thiếu sót của cán bộ QLKH và khách hàng.
Việc kiểm tra, kiểm soát tại Agribank chi nhánh Bắc Nam Đinh được thực hiện bởi phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ và các phòng chuyên môn. Việc kiểm tra, kiểm
soát các khoản vay đối với doanh nghiệp được thực hiện chưa thường xuyên và chưa triệt để. Số lượng các đợt kiểm tra chuyên đề trong năm còn ít, hàng năm chỉ thực hiện kiếm tra một số chi nhánh loại II, phòng giao dịch chứ chưa thực hiện kiếm tra được toàn diện trong chi nhánh. Đây cũng là hạn chế chung trong công tác kiểm tra kiểm
soát nội bộ của Agribank nói chung, Chi nhánh Bắc Nam Định nói riêng.
Thứ sáu, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng doanh nghiệp còn hạn chế: Những nàm qua, Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định đã quan tâm đến đào tạo đội ngũ cán bộ nghiệp vụ nhất là cán bộ làm công tác QLKH nâng cao trình độ thẩm định, ngoại ngữ, ứng dụng tin học đáp úng yêu cầu phát triển mới. Tuy vậy, dù việc tuân thủ quy trình cho vay được quan tâm, song đôi lúc vẫn bị bỏ qua không thực hiện hết quy trình do áp lực về thời gian thẩm định. Điều này làm cho cán bộ quan hệ khách hàng gặp phải những khó khăn trong quá trình tác nghiệp. Thời gian
càng ngăn thì cán bộ nghiệp vụ không thê kiêm tra được đây đủ thông tin, từ đó không đánh giá được chính xác năng lực của khách hàng vay vốn, dẫn đến những rủi ro cho hoạt động cho vay.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng áp dụng công nghệ thông tin, kỹ năng thẩm định nhất là thẩm định dự án đầu tư của cán bộ cho vay doanh nghiệp còn hạn chế. Hiện nay tại Agribank chi nhánh Bắc Nam Định số lượng cán bộ chuyên cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu là cán bộ tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp (05 cán bộ). Tại các chi nhánh loại II, phòng giao dịch chưa phân công cán bộ chuyên làm công tác tín dụng doanh nghiệp, một cán bộ có thể kiêm nhiệm phụ trách khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Điều này ảnh hưởng đến thời gian thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng.
Việc phát triển mạng lưới, sản phẩm dịch vụ và quy mô của Chi nhánh trong những năm gần đây đã góp phần mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, tiếp cận gần hơn với khách hàng nên nhu cầu tăng số cán bộ QLKH của Chi nhánh trong tăng lên khá nhanh. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ QLKH nói riêng có tuổi đời và tuổi nghề rất trẻ, kinh nghiệm làm việc chưa nhiều, trong khi yêu cầu phân tích và thẩm định khách hàng đòi hỏi cán bộ QLKH phải có kiến thức khá rất sâu rộng, am hiếu nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Đây cũng có thể coi là một trong những yểu tố quan trọng tiềm ẩn những rủi ro tín dụng rất cao cho ngân hàng.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH