Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh bắc nam định (Trang 79)

4.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanhnghiệp nghiệp

Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại là một trong những nhân tố quyết định phát triền của các Ngân hàng.

Chất lượng hoạt động tín dụng quyết định rất lớn đến sự tồn tại, phát triển hay phá sản của các Ngân hàng. Tất cả các quy trình, thú tục hồ sơ tín dụng giải quyết vấn đề chủ quan, khách quan để đảm bảo hạn chế thấp nhất rùi ro tín dụng, tăng cường và nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với khách hàng doanh nghiệp được nâng cao làm tăng khả nàng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí khác nếu không thu hồi được vốn vay.

Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp sẽ mang lại nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao thế của Ngân hàng trong cạnh tranh. Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại được nâng cao sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của Ngân hàng, mang đến những cơ hội kinh doanh đa dạng, hấp dẫn và hiệu quả.

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp cũng chính là nâng cao hình ảnh và uy tín cũa ngân hàng đối với khách hàng. Từ đó tạo động lực giúp Ngân hàng ngày một chu đáo và sẵn sàng đưa ra nhùng sản phẩm dịch vụ tốt nhất phục vụ khách hàng của mình. Từ những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp là điều cần thiết cho sự tồn tại và phát triển lâu dài, bền vũng của các Ngân hàng thương mại.

Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại đối với khách hàng doanh nghiệp là cần thiết để phát triển toàn diện kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định xã hội. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu đối với tín dụng đặc biệt là tín dụng khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng cao. Do

đó hoạt động tín dụng cũng ngày càng phát triên nhăm cung câp các phương tiện giao dịch đáp ứng mọi nhu cầu về nguồn vốn của xã hội. Chính vi vậy mà chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm.

Một khi chất lượng tín dụng được đảm bảo cũng có nghĩa là vòng quay vốn tín dụng tăng, Ngân hàng thực hiện tín dụng với số lần nhiều hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông, củng cố sức mua của đồng tiền. Như vậy, đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp sẽ tạo khả năng giảm bớt tiền thừa trong lưu thông, hạn chế lạm phát, ồn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia...

Thông qua nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, giúp họ tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống, ốn định thu nhập, tạo công ăn việc làm cho các lao động phố thông. Điều này góp phần giảm sức ép về lao động cho các đô thị lớn. Đời sống của người dân được nâng cao, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, góp phần ổn định kinh tế xã hội, phù hợp với các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đề ra.

4.2 Định hưóng hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Bắc Nam Định

4.2.1 Định hướng chung về hoạt động tín dụng của Agrỉbank Chi nhánh Bắc Nam Định

Mục tiêu chung của hoạt động tín dụng tại Agribank là củng cố, ốn định, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị thế trên thị trường tiền tệ, tín dụng tại các địa bàn nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng nhu cầu vốn vay có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; phát triển các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Agribank sẽ triển khai hoạt động kinh doanh với định hướng lấy hiệu quả làm mục tiêu trọng tâm, phấn đấu tăng tỷ lệ thu lãi nội bảng, thu nợ đã xử lý rủi ro, nợ đà bán cho VAMC, giảm chi phí trích dự phòng rủi ro và các chi phí khác; nâng cao khả nàng tài chính, đảm bảo thu nhập ổn định và có thể cải thiện đời sống cho người lao động; phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ theo hướng đa dạng hóa sản phẩm,

ứng dụng công nghệ hiện đại đê phát triên dịch vụ ngân hàng điện tử, tăng năng suât lao động, tăng doanh thu và thu ròng dịch vụ; mở rộng hoạt động bán lẻ, tìm kiếm các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng trưởng tín dụng phù hợp và luôn đi đôi với việc đảm bảo an toàn, hiệu quả; tiếp tục ưu tiên vốn cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các lĩnh vực ưu tiên, đồng thời vẫn tăng dư nợ đối với các đối tượng, lĩnh vực có hiệu quả khác; quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý, thu hồi nợ xấu, nọ sau xử lý và nợ tiềm ẩn rủi ro, ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu phát sinh; đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn; tập trung huy động vốn gắn liền phát triển sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường, thị phần; tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn trong cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn... đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đe hoàn thành được các mục tiêu trên, hoạt động quản trị và điều hành ngân hàng cần chú ý bốn nội dung chính sau:

Một là, nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực quản trị rủi ro, năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, phấn đấu trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu trong khu vực và có vị thế trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,...

Hai là, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi kiếm soát chất lượng tín dụng, tiếp tục chuyền dịch cơ cấu dư nợ theo hướng tập trung tăng trưởng mạnh bán lẻ, triển khai chương trình tín dụng nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước để có thể cung ứng vốn kịp thời cho nền kinh tế, hồ trợ doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh.

Ba là, rà soát, đánh giá chất lượng tài sản, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, duy tri tỳ lệ nợ xấu ở mức thấp, tích cực thu hồi nợ để giải quyết vấn đề về tài chính.

Bốn là, chú trọng cơ cấu tiếp tài sản nợ - có, nhất là cơ cấu tài sản có, phù hợp điều kiện, phát huy lợi thế cúa Agribank trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, hạn chế tinh trạng dư thừa vốn, kết hợp phương pháp giao khoán chỉ tiêu với điều hành sát sao đế có thế khai thác hết tiềm lực nội tại của chi nhánh, giúp việc sử dụng vốn mang lại hiệu quả.

4.2.2 Mục tiêu, Định hướng nâng cao chât lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định giai đoạn 2021-2023

* Định hưóìig:

Trước thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Bắc Nam Định hiện nay còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy Ban lãnh đạo chi nhánh Bắc Nam Định đã đưa ra các định hướng sau:

- Rà soát, kiểm tra toàn bộ hồ sơ cho vay khách hàng pháp nhân, chỉnh sửa bổ sung kịp thời những sai sót đang tồn tại; Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và khả năng trả nợ của từng khách hàng, từ đó chọn lọc khách hàng, giữ chân khách hàng tốt, phát hiện những khách hàng tiềm ấn rủi ro để có phương án xử lý kịp thời;

- Đẩy mạnh phân tích, phân khúc thị trường, lựa chọn khách hàng mục tiêu thuộc các lĩnh vực, ngành nghề có thế mạnh tại cơ sở để tập trung đầu tư, phát triển thị phần cho vay khách hàng doanh nghiệp, trên cơ sở an toàn, hiệu quả;

- Việc cấp tín dụng phải đi đôi với phát triển, bán chéo sản phẩm, phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích, đảm bảo cho vay tăng lãi suất đầu ra, tăng thu dịch vụ với lãi suất thực dương;

- Tập trung thu hồi nợ xấu, hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh.

- Ngành nghề, lĩnh vực hướng tới đầu tư: Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND tỉnh Nam Định và thực tế khách hàng tại chi nhánh và đặc thù địa bàn hoạt động kinh doanh, Agribank chi nhánh Bắc Nam Định định hướng tỷ trọng dư nợ cho vay pháp nhân theo ngành nghề giai đoạn 2021-2023 như sau:

+ Dư nợ nông, lâm thủy sản: 15%;

4- Dư nợ đối với lĩnh vực xây dựng: 10%;

4- Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo: 37%; 4- Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: 35%;

4- Lĩnh vực khác: 3% * Mục tiêu:

- Tăng dần tỷ trọng cho vay doanh nghiệp trên tổng dư nợ cho vay. Phấn đấu đến năm 2023 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp đạt 30% tống dư nợ của toàn chi nhánh;

- Dư nợ cho vay hàng năm tăng từ 12- 13%, năm sau cao hơn năm trước;

- Tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đạt 25%/tống dư nợ khách hàng doanh nghiệp;

- Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, duy trì nợ xấu ở mức < 1 %/tồng dư nợ cho vay DN;

- Tiếp cận các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp xuất - nhập khẩu để tăng trưởng dư nợ song song với phát triển các sản phẩm dịch vụ.

4.3 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tạiAgribank Bắc Nam Định Agribank Bắc Nam Định

4.3.1 Thực hiện tốt quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng

Việc xác lập một quy trình tín dụng không ngừng hoàn thiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các Ngân hàng thương mại nói chung và Agribank nói riêng, về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hợp lý sè giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro. Việc thực hiện đúng quy chế, quy trình tín dụng phân định rõ công việc cũng như trách nhiệm của từng bộ phận trong hoạt động tín

dụng. Ngoài ra, khi thực hiện đúng quy chế, quy trình giúp đảm bảo tính khách quan, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời rút ngắn thời gian thẩm định, thiết lập hồ sơ, giải ngân vốn vay đáp ứng nhu cầu và gia tăng sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của ngân hàng.

4.3.2 Hoàn thiện công tác thẩm định

Các NHTM ngày càng chú trọng đến công tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh và nguồn trả nợ của khách hàng. Các biện pháp bảo đảm (thế chấp, cầm cố) mà ngân hàng yêu cầu khách hàng thực hiện chỉ là nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn trong trường hợp xấu nhất. Một khoản tín dụng có chất lượng cao đòi hỏi phải được hoàn trả bằng thu nhập sinh ra từ việc sử dụng hiệu quả tài sản đó chứ không phải là việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Muốn vậy, phải có biện pháp nhằm chọn ra những khách hàng thực sự đáng tin cậy, những phương án, dự án thực sự khả thi và có hiệu quả, đòi hỏi công tác thẩm định dự án, thẩm định khách hàng ngày phải được nâng cao hơn.

Trong thời gian qua, việc xây dựng hệ thông các quy trình nghiệp vụ tín dụng hoàn chỉnh làm cơ sở cho hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống và triến khai nghiêm túc trong hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định thục

hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, phải khẳng định khó khăn lớn nhất đối với công tác tín dụng là thiếu các nguồn thông tin đầy đủ, kịp thời và tin cậy. Đặc biệt là thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, cán bộ

quan hệ khách hàng là đầu mối thu thập thông tin phải có phương pháp và kỹ năng tốt trong thu thập, phân tích, xừ lý và đánh giá thông tin; các kênh thông tin phải đa dạng, nhiều góc độ, có tính lịch sử đế đảm bảo phản ánh đúng thực trạng khách hàng, khoản vay. Do vậy, việc xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thông tin đảm bảo cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ công tác thấm định là yêu cầu bức thiết của ngân hàng.

Đối với các thông tin nội bộ cũa doanh nghiệp, một yêu cầu bắt buộc cho các số liệu tài chính sử dụng trong quá trinh phân tích là cán bộ QHKH phải kiếm tra, thẩm định được tính chính xác và họp lý của thông tin số liệu, đảm bảo số liệu phải phản ánh đúng bản chất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công việc này đã được cán bộ QHKH tại Agribank Chi nhánh Bắc Nam Định thực hiện tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thực tế, rất nhiều báo cáo tài chính của doanh nghiệp đà được kiểm toán nhưng không thể khẳng định được tính trung thực và phù họp của số liệu trình bày. Điều này đã được chỉ rõ trong một số báo cáo về hạn chế kiếm toán song đôi khi cán bộ QHKH do thiếu kinh nghiệm nên đà bỏ qua. Trường hợp điển hình là doanh nghiệp đà mời kiểm toán sau khi kết thúc năm tài chính nên kiểm toán viên không thể trực tiếp chứng kiến và tham gia vào một số công việc quan trọng như: Kiểm kê hàng tồn kho, tiền mặt,.... Do đó, các số liệu trình bày trên báo cáo trong trường hợp này hầu như chỉ do doanh nghiệp cung cấp và dựa vào sổ sách kế toán tại doanh nghiệp, không được kiểm tra thực tể nên không hẳn lúc nào cũng đảm bảo chính xác. Đe hạn chế tinh trạng này, ngân hàng cần tư vấn và yêu cầu doanh nghiệp chủ động ký họp đồng với công ty kiểm toán trước khi kết thúc năm tài

chính. Như vậy, công ty kiểm toán có thể trực tiếp cùng tiến hành kiểm tra thực tế

các sô liệu thời điêm kêt thúc năm tài chính với doanh nghiệp và độ tin cậy cùa các thông tin trình bày trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ được nâng lên rất nhiều. Khi đó, các kết quả phân tích sẽ có độ chính xác cao và thực sự hữu ích cho

lãnh đạo trong việc ra quyết định.

Đối với các thông tin bên ngoài doanh nghiệp, Chi nhánh cần chủ động khai thác thêm thông tin từ các bạn hàng và các đối thủ cạnh tranh của khách hàng, thông tin từ các hiệp hội, ngành nghề kinh doanh, thông tin trao đổi giữa các NHTM,... Những thông tin này không xuất phát từ chính bản thân khách hàng nên

có tính khách quan và do đó, những thông tin này giúp ngân hàng thấm định tốt hơn khả năng tài chính của phương án/dự án khi đánh giá được tương đối toàn diện những rủi ro về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, khả năng quản lý ... có thể xẩy ra.

Ngoài ra, thông tin từ báo chí, từ mạng thông tin toàn cầu, từ các cơ quan quản lý (bộ, ngành chủ quan), cơ quan thống kê, các công ty kiểm toán, ... cùng cần được tích cực khai thác. Agribank cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan này vỉ mục tiêu phục vụ lâu dài cho các hoạt động của ngân hàng.

Hiện nay cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng, Việt Nam đang được coi là một thị trường đầu tư đầy tiềm năng. Do đó đã có một số công ty tài chính, tố chức nước ngoài thực hiện việc nghiên cứu, tổng hợp và phân tích thị trường khá quy mô, đưa ra nhũng phân tích, dự đoán vĩ mô về nền kinh tế. Cán bộ quan hệ khách hàng cũng cần tiếp cận với các nguồn thông tin này để có thể bổ sung nguồn thông tin cần thiết cho việc phân tích. Công việc này rất cần thiết đối với

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh bắc nam định (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)