Biếng ăn là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, trẻ thường ăn ít, bỏ ăn hay sợ ăn, thậm chí đến bữa ăn thấy bát bột là trẻ khóc hay chạy trốn. Có trẻ chỉ ăn nước rau, nước tương, mắm... với cơm mà không chịu ăn thịt, cá, sữa, và rau quả. Điều này dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho trẻ biếng ăn:
• Trẻ mắc các bệnh cấp tính: sốt, viêm mũi họng, tiêu chảy và viêm phổi...
• Trẻ mọc răng sưng lợi.
• Trẻ mải chơi, ăn uống không có giờ giấc.
• Trẻ hay ăn quà vặt hoặc uống nước ngọt trước khi ăn.
• Thức ăn chế biến không hợp khẩu vị của trẻ.
• Một số bà mẹ dùng thức ăn như sữa, chuối để uống lẫn với thuốc làm trẻ sợ và luôn cảnh giác với những thức ăn đó.
Khi trẻ biếng ăn thì cha, mẹ phải làm như thế nào?
• Nếu trẻ biếng ăn do mắc các bệnh cấp tính thì phải điều trị nguyên nhân nhiễm khuẩn trước và thực hiện chế độ nuôi dưỡng tốt đối với trẻ khi bị bệnh.
• Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung thì nên tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi cách chế biến để kích thích trẻ ăn ngon miệng.
• Không nhất thiết nhồi ép bắt trẻ ăn đủ từng bữa, nhưng cố gắng cho trẻ ăn đủ số lượng thức ăn trong ngày (lấy bữa nọ bù bữa kia).
• Khi trẻ lớn hơn nên kể chuyện ngộ nghĩnh về thức ăn và màu sắc của thức ăn rau xanh, bí đỏ, cà rốt, màu vàng của trứng, mầu nâu của tôm, cua và chế biến ngon lành tạo mùi vị hấp dẫn, thay đổi món ăn để trẻ thích ăn hơn.
cho trẻ ăn 4-5 bữa một ngày. Ngoài các bữa ăn chính cùng gia đình, cho trẻ ăn thêm các bữa phụ bằng các thức ăn mềm như: súp, sữa, phở, bún...
Trong các bữa ăn hàng ngày, ưu tiên cho trẻ ăn các loại thức ăn có nhiều đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua… Chú ý ăn thêm rau xanh và dầu mỡ.
Sau bữa ăn cho trẻ ăn thêm hoa quả chín. Tuyệt đối không cho trẻ ăn bánh kẹo, nước ngọt, quả ngọt trước bữa ăn, vì các thức ăn ngọt gây ức chế sự thèm ăn của trẻ.
Nếu trẻ ăn tại nhà trường thì gia đình cần cho trẻ ăn thêm các bữa như: bữa sáng trước khi đến trường, bữa chiều sau khi đón trẻ và bữa tối để đảm bảo cho trẻ ăn đủ số lượng trong ngày.
48. Khi trẻ biếng ăn thì phải làm thế nào?
Biếng ăn là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ, trẻ thường ăn ít, bỏ ăn hay sợ ăn, thậm chí đến bữa ăn thấy bát bột là trẻ khóc hay chạy trốn. Có trẻ chỉ ăn nước rau, nước tương, mắm... với cơm mà không chịu ăn thịt, cá, sữa, và rau quả. Điều này dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân chủ yếu làm cho trẻ biếng ăn:
• Trẻ mắc các bệnh cấp tính: sốt, viêm mũi họng, tiêu chảy và viêm phổi...
• Trẻ mọc răng sưng lợi.
• Trẻ mải chơi, ăn uống không có giờ giấc.
• Trẻ hay ăn quà vặt hoặc uống nước ngọt trước khi ăn.
• Thức ăn chế biến không hợp khẩu vị của trẻ.
• Một số bà mẹ dùng thức ăn như sữa, chuối để uống lẫn với thuốc làm trẻ sợ và luôn cảnh giác với những thức ăn đó.
Khi trẻ biếng ăn thì cha, mẹ phải làm như thế nào?
• Nếu trẻ biếng ăn do mắc các bệnh cấp tính thì phải điều trị nguyên nhân nhiễm khuẩn trước và thực hiện chế độ nuôi dưỡng tốt đối với trẻ khi bị bệnh.
• Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung thì nên tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi cách chế biến để kích thích trẻ ăn ngon miệng.
• Không nhất thiết nhồi ép bắt trẻ ăn đủ từng bữa, nhưng cố gắng cho trẻ ăn đủ số lượng thức ăn trong ngày (lấy bữa nọ bù bữa kia).
• Khi trẻ lớn hơn nên kể chuyện ngộ nghĩnh về thức ăn và màu sắc của thức ăn rau xanh, bí đỏ, cà rốt, màu vàng của trứng, mầu nâu của tôm, cua và chế biến ngon lành tạo mùi vị hấp dẫn, thay đổi món ăn để trẻ thích ăn hơn.
bữa ăn hoặc uống nước ngọt trong bữa ăn vì dễ làm cho trẻ ăn ít.
• Không uống thuốc với các loại thức ăn như sữa, nước quả, chuối vì làm cho trẻ vừa sợ thức ăn đó, lại vừa giảm tác dụng của thuốc.
• Không dùng bữa ăn để thưởng phạt. Nên khuyến khích động viên trẻ trong khi ăn.