Cho trẻ bú mẹ như thế nào khi núm vú quá ngắn?

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 1 (Trang 30 - 32)

vú quá ngắn?

Một số bà mẹ nghĩ rằng núm vú ngắn thì trẻ không bú được. Thực ra độ dài của núm vú không quan trọng, chỉ cần trẻ ngậm bắt vú đúng thì sẽ mút được sữa.

Nhiều đầu vú trông dẹt, ngắn nhưng kéo ra được thì không có vấn đề gì, trẻ vẫn có thể ngậm vú sâu và mút được nhiều sữa. Một số núm vú không co giãn tốt trong lúc mang thai nhưng sau khi sinh, trẻ mút sẽ kéo dài ra nên vẫn có thể cho bú mẹ được. Rất hiếm gặp loại núm vú bị tụt vào.

Ăn uống bồi dưỡng là rất cần thiết đối với những bà mẹ cho con bú để phòng thiếu hụt dinh dưỡng. Năng lượng trong khẩu phần hàng ngày của bà mẹ cho con bú (2750 kcal), cao hơn phụ nữ có thai (2550 kcal). Cơ thể khoẻ mạnh, tinh

thần thoải mái sẽ hỗ trợ cho việc tiết sữa, nhưng bản thân thức ăn không thể làm tăng tiết sữa được, do đó cũng không có thức ăn đặc hiệu nào để làm tăng tiết sữa. Nếu bà mẹ tin rằng có một loại thức ăn nước uống nào đó như cháo gạo nếp, chân giò có thể làm tăng tiết sữa thì vẫn nên sử dụng vì niềm tin của bà mẹ đã thúc đẩy sự xuống sữa nhanh, nhưng nếu trẻ không bú hoặc ngậm bắt vú sai thì cũng không làm tăng tiết sữa.

21. Tại sao bà mẹ cho con bú bị nứt núm vú? núm vú?

Nguyên nhân thường gặp là do trẻ ngậm bắt vú sai. Trẻ không ngậm đủ quầng vú vào miệng mà chỉ mút ở núm vú cho nên không hút được sữa, vì vậy khi bú trẻ cố gắng đẩy núm vú ra

vào nhiều lần làm tổn thương da núm vú, gây nứt ngang núm vú hoặc nứt xung quanh núm vú, thường gọi là nứt cổ gà.

Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm vú hay áp xe vú. Viêm vú dễ xảy ra nếu trẻ ngừng bú hoặc sữa không được lấy ra. Vì vậy, bà mẹ nên lưu ý thay đổi cách cho con bú.

• Sửa lại tư thế cho bú, để trẻ ngậm bắt vú đúng. Tiếp tục cho trẻ bú ở bên vú không đau.

• Sau khi cho bú xong, để trẻ tự nhả vú ra, bôi sữa mẹ lên chỗ vú nứt sẽ giúp da mau lành.

• Nếu trẻ chưa bú tốt, cần phải vắt sữa, cho uống bằng cốc hoặc thìa. Khi mẹ đỡ đau thì cho bú trở lại.

22. Cho trẻ bú mẹ như thế nào khi núm vú quá ngắn? vú quá ngắn?

Một số bà mẹ nghĩ rằng núm vú ngắn thì trẻ không bú được. Thực ra độ dài của núm vú không quan trọng, chỉ cần trẻ ngậm bắt vú đúng thì sẽ mút được sữa.

Nhiều đầu vú trông dẹt, ngắn nhưng kéo ra được thì không có vấn đề gì, trẻ vẫn có thể ngậm vú sâu và mút được nhiều sữa. Một số núm vú không co giãn tốt trong lúc mang thai nhưng sau khi sinh, trẻ mút sẽ kéo dài ra nên vẫn có thể cho bú mẹ được. Rất hiếm gặp loại núm vú bị tụt vào.

Nếu núm vú quá ngắn có thể xử trí như sau:

• Kéo giãn hai bên quầng vú thì núm vú sẽ lồi ra và trông dài hơn.

• Nhẹ nhàng kéo đầu vú và quầng vú để tạo thành núm vú.

• Nếu núm vú co giãn dễ dàng, thì người mẹ có thể cho con bú dù núm vú ngắn một chút.

• Nếu núm vú bị tụt thì bà mẹ có thể dùng bơm hút sữa bằng tay để kéo núm vú ra.

• Trước khi mang thai, bà mẹ có thể tập vê đầu vú mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 phút, núm vú sẽ giãn tốt hơn.

• Sau khi sinh, cho trẻ bú càng sớm càng tốt. Bảo đảm cho trẻ bú đúng cách núm vú sẽ dần được kéo dài ra.

• Nếu vú bị ứ sữa, mẹ phải vắt bớt sữa cho vú mềm để trẻ dễ ngậm bắt vú.

• Trẻ phải tập ngậm đầu vú và một phần quầng vú trong miệng để giúp cho trẻ bú được các loại núm vú ngắn, co giãn kém hoặc núm vú tụt.

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 1 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)