cân - béo phì?
Để xác định trẻ bị thừa cân - béo phì (TC - BP) thường dựa vào các chỉ số nhân trắc cân nặng, chiều cao, bề dày lớp mỡ dưới da theo tuổi và giới.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (1995): - Đối với trẻ ≤ 9 tuổi:
lượng hormon đầy đủ, vì vậy dẫn đến hiện tượng phì đại tuyến giáp hay bướu cổ.
Bướu cổ do thiếu iod chỉ là phần bên ngoài mà chúng ta dễ nhận thấy. Điều quan trọng là thiếu iod còn gây ra một loạt các rối loạn chức năng, với các hậu quả nghiêm trọng mà nhiều khi khó có thể đánh giá được. Hormon tuyến giáp (T3, T4) rất cần thiết cho phát triển thể lực, trí tuệ của trẻ. Bởi vậy khi thiếu iod thường gặp các rối loạn sau:
• Ở phụ nữ có thai dễ sảy thai, thai chết lưu, thai kém phát triển, trẻ đẻ ra bị đần độn về trí tuệ do tổn thương não vĩnh viễn và có nguy cơ bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân.
• Thiếu iod ở thời kỳ sau đẻ, thời kỳ thiếu niên gây chậm phát triển thể lực, đần độn, khả năng học tập kém.
• Về mặt xã hội, thiếu iod gây giảm năng suất lao động, giảm phát triển trí tuệ cho cả một cộng đồng.
Những rối loạn do thiếu iod hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách sử dụng muối iod.
79. Nhân dân sống ở vùng đồng bằng, ăn uống đầy đủ có cần phải ăn muối iod không? uống đầy đủ có cần phải ăn muối iod không?
Trong thiên nhiên, iod được dự trữ chủ yếu trong nước biển. Từ biển, iod theo hơi nước bay lên và được đưa vào đất liền; như vậy mưa đã bổ
sung iod cho đất, nhưng lại kéo theo iod ra biển. Quá trình bào mòn iod này là liên tục, lượng iod bị kéo trôi ra biển lớn hơn lượng được cung cấp, vì vậy trước kia thiếu Iod chỉ xuất hiện ở những quần thể dân cư sống ở vùng núi cao, nhưng càng ngày thiếu iod xuất
hiện càng phổ biến cả ở vùng đồng bằng do đất ở nơi đây cũng bị thiếu iod. Cây cỏ, lương thực, động vật được nuôi trồng ở vùng đất thiếu iod cũng bị thiếu iod và do vậy, con người ăn những thức
ăn này cũng không có đủ lượng iod cần thiết. Vì thế, tất cả mọi người, dù sống ở vùng đồng bằng, thành thị, có thức ăn đầy đủ vẫn phải sử dụng muối iod trong bữa ăn hàng ngày để phòng chống bệnh bướu cổ và các rối loạn do thiếu iod.
80. Làm thế nào để xác định trẻ bị thừa cân - béo phì? cân - béo phì?
Để xác định trẻ bị thừa cân - béo phì (TC - BP) thường dựa vào các chỉ số nhân trắc cân nặng, chiều cao, bề dày lớp mỡ dưới da theo tuổi và giới.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (1995): - Đối với trẻ ≤ 9 tuổi:
Thừa cân: Cân nặng so với chiều cao > + 2 SD (2 độ lệch chuẩn)
Béo phì: Cân nặng so với chiều cao > + 2 SD Bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu và cơ bả vai ≥ 90 percentile
- Đối với trẻ > 9 tuổi:
Thừa cân: BMI ≥ 85 percentile (BMI: chỉ số khối cơ thể)
Béo phì: BMI ≥ 95 percentile Hoặc BMI ≥ 85 percentile
Bề dày lớp mỡ dưới da cơ tam đầu và cơ bả vai ≥ 90 percentile.