được không?
cho con bú là khi mẹ bị bệnh, bà mẹ sợ rằng con mình có thể bị lây bệnh. Tuy nhiên, rất hiếm khi bà mẹ bị mắc bệnh cần ngừng nuôi con bằng sữa mẹ. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng thường gặp, việc nuôi con bằng sữa mẹ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ vì khi mẹ bị các bệnh nhiễm trùng thì cơ thể sẽ sản sinh các kháng thể. Các kháng thể này cũng có trong sữa mẹ chính là sự bảo vệ tốt nhất cho trẻ. Nhưng nếu mẹ bị nhiễm HIV, lao tiến triển, suy tim nặng thì không nên cho bú vì dễ làm cho bệnh của mẹ diễn biến nặng, hơn nữa một số bệnh có thể lây truyền sang con qua nguồn sữa mẹ.
29. Sử dụng thuốc ở bà mẹ cho con bú như thế nào? như thế nào?
Bà mẹ cho con bú khi dùng thuốc thì cần xem xét đến những loại thuốc bà mẹ sử dụng có ảnh hưởng tới con hay không.
Hầu hết các loại thuốc đều qua sữa mẹ nhưng với một lượng rất nhỏ, một số thuốc có ảnh hưởng đến trẻ, có thể gây tác dụng phụ, rất ít khi phải ngừng cho con bú với các loại thuốc thông thường: thuốc hạ sốt, giảm đau, vitamin...
Nhưng khi bà mẹ dùng thuốc chống ung thư, hoặc đang điều trị chất phóng xạ nên ngừng cho con bú.
Một số thuốc gây tác dụng phụ mà đôi khi
phải ngừng cho con bú như thuốc chữa tâm thần, co giật.
Một số thuốc kháng sinh nên tránh như chloramphenicol, tetracyclin, metronidazone, sulphonamid.
Không sử dụng những thuốc làm giảm sự tiết sữa như thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai có chứa estrogen.
Do vậy, ở những bà mẹ cho con bú khi sử dụng thuốc nên theo chỉ định của bác sĩ.
30. Có nên tiếp tục cho con bú khi bà mẹ có thai không? có thai không?
Mẹ có thai vẫn có thể cho con bú vì không hại gì cho trẻ và thai nhi. Một số bà mẹ mang thai vẫn cho con bú cho đến khi sinh trẻ thứ hai.
Mẹ cần được ăn uống nhiều hơn cả về số lượng và chất lượng vì phải nuôi đến 3 người. Việc cai sữa quá sớm là rất nguy hiểm cho trẻ, vì vậy nếu mẹ đang mang thai vẫn nên tiếp tục cho con bú kéo dài ít nhất là đến thời kỳ trẻ ăn bổ sung tốt.
Nếu mẹ cần phải cai sữa trẻ thì nên cai sữa từ từ. Giảm số lần bú trong ngày. Cai sữa đột ngột có thể gây sang chấn tinh thần làm cho trẻ không chịu ăn và dễ mắc bệnh.
31. Bà mẹ bị nhiễm HIV có cho con bú được không? được không?
mẹ. Qua nghiên cứu cho thấy cứ 7 trẻ bú sữa của người mẹ HIV dương tính thì 1 trẻ bị nhiễm HIV qua sữa mẹ.
Mặc dầu có nguy cơ như vậy nhưng cũng phải thấy được tính ưu việt của sữa mẹ. Hơn nữa không phải tất cả những trẻ bú sữa mẹ có HIV dương tính đều bị nhiễm HIV.
Đối với trẻ sơ sinh HIV do lây nhiễm từ mẹ thì sữa mẹ có thể làm cho bệnh tiến triển chậm, các triệu chứng của bệnh xuất hiện muộn hơn.
Vì vậy, nếu bà mẹ bị nhiễm HIV thì nên cân nhắc xem nguy cơ truyền HIV cho con mình qua sữa mẹ nguy hiểm hơn nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn do nuôi nhân tạo, hay nguy cơ trẻ chết do không được bú mẹ cao hơn nguy cơ truyền HIV cho con, nhưng có xu hướng là nếu mẹ bị nhiễm HIV thì không nên cho con bú hoặc rút ngắn thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, ở các nước phát triển và những nơi có điều kiện kinh tế, nếu người mẹ có HIV dương tính thì không cho trẻ bú sữa mẹ.