Thiếu iod có tác hại đến sức khoẻ như thế nào?

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 1 (Trang 84 - 86)

như thế nào?

Thiếu iod gây bướu cổ. Bướu cổ là hình ảnh phì đại của tuyến giáp. Tuyến giáp là nơi sản xuất ra các hormon

giáp trạng, trong đó iod là một nguyên liệu chủ yếu để tổng hợp các hormon này. Khi thiếu iod, cơ thể sẽ phản ứng bù trừ bằng cách tăng sinh tuyến giáp, nhằm tăng cường hoạt động để sản sinh

Những thực phẩm chứa nhiều

• Các chất hỗ trợ hấp thu sắt là thịt, cá, thuỷ sản, đặc biệt là vitamin C có trong rau, quả chín.

• Các chất ức chế hấp thu sắt thường có trong các thức ăn nguồn thực vật như tanin, phytat và một số chất xơ.

• Do vậy, cần lưu ý lựa chọn các loại thực phẩm giàu sắt có tỷ lệ hấp thu cao.

77. Làm thế nào để phòng chống thiếu máu, thiếu sắt ở trẻ em? máu, thiếu sắt ở trẻ em?

Để phòng chống thiếu máu, thiếu sắt cho trẻ em, trước hết cần phòng chống thiếu máu cho người mẹ. Trong thời gian mang thai, ngoài chế độ ăn người mẹ cần uống thêm viên sắt để cung cấp sắt qua rau thai và sau đẻ qua nguồn sữa mẹ.

Ở trẻ nhỏ cần được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý. Trẻ lớn hơn: chế độ ăn cần đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, chú ý sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt. Hàng ngày nên cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu sắt nguồn

động vật như: gan gà, lợn, bò, trứng, sữa, tôm, cua, cá, ốc... Các thực phẩm này chứa loại sắt có tỷ lệ hấp thụ cao, đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất đạm rất quan trọng cho trẻ. Ngoài ra, các loại thực phẩm nguồn thực vật như các họ đậu: đậu tương, đậu xanh, đậu đen, lạc vừng cũng là nguồn cung cấp sắt quan trọng. Muốn hấp thụ sắt được tốt thì cần ăn các thức ăn có chứa nhiều vitamin C như các loại rau và quả chín: chuối, đu đủ, cam, bưởi...

Bên cạnh chế độ ăn, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ, vệ sinh cá nhân, và vệ sinh môi trường có vai trò quan trọng trong phòng chống thiếu máu ở trẻ em.

78. Thiếu iod có tác hại đến sức khoẻ như thế nào? như thế nào?

Thiếu iod gây bướu cổ. Bướu cổ là hình ảnh phì đại của tuyến giáp. Tuyến giáp là nơi sản xuất ra các hormon

giáp trạng, trong đó iod là một nguyên liệu chủ yếu để tổng hợp các hormon này. Khi thiếu iod, cơ thể sẽ phản ứng bù trừ bằng cách tăng sinh tuyến giáp, nhằm tăng cường hoạt động để sản sinh

Những thực phẩm chứa nhiều

lượng hormon đầy đủ, vì vậy dẫn đến hiện tượng phì đại tuyến giáp hay bướu cổ.

Bướu cổ do thiếu iod chỉ là phần bên ngoài mà chúng ta dễ nhận thấy. Điều quan trọng là thiếu iod còn gây ra một loạt các rối loạn chức năng, với các hậu quả nghiêm trọng mà nhiều khi khó có thể đánh giá được. Hormon tuyến giáp (T3, T4) rất cần thiết cho phát triển thể lực, trí tuệ của trẻ. Bởi vậy khi thiếu iod thường gặp các rối loạn sau:

• Ở phụ nữ có thai dễ sảy thai, thai chết lưu, thai kém phát triển, trẻ đẻ ra bị đần độn về trí tuệ do tổn thương não vĩnh viễn và có nguy cơ bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay, chân.

• Thiếu iod ở thời kỳ sau đẻ, thời kỳ thiếu niên gây chậm phát triển thể lực, đần độn, khả năng học tập kém.

• Về mặt xã hội, thiếu iod gây giảm năng suất lao động, giảm phát triển trí tuệ cho cả một cộng đồng.

Những rối loạn do thiếu iod hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách sử dụng muối iod.

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 1 (Trang 84 - 86)