Làm gì khi trẻ không chịu bú mẹ?

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 1 (Trang 32 - 34)

Trẻ không chịu bú mẹ do nhiều nguyên nhân:

Do trẻ ốm đau:

Trẻ bị bệnh thường bú kém, thậm chí không chịu bú mẹ, trong thời gian này phải vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng cốc, thìa và tập dần cho trẻ bú mẹ.

Một số trẻ mới sinh không chịu bú mẹ thì có thể trẻ bị đau ở da, cơ xương do khi đẻ phải can thiệp bằng forcep, giác hút. Khi đó bà mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú, tìm cách bế trẻ thích hợp để không chạm vào chỗ đau của trẻ.

Những trẻ khó bú vì tưa miệng cần phải đánh tưa cho trẻ bằng mật ong hoặc Nystatin. Nếu trẻ tắc ngạt mũi cần hút sạch mũi thì trẻ mới bú được.

Viêm vú và áp xe vú:

Khi ống sữa tắc dễ gây viêm vú, áp xe vú. Vú trở nên sưng đỏ, căng, đau và mẹ bị sốt. Cần điều trị theo chỉ dẫn của y tế. Mẹ có thể tiếp tục cho con bú bên vú lành. Sau điều trị khỏi mẹ cố gắng cho bú trở lại càng sớm càng tốt.

Do cách bú:

Cho trẻ bú chai sẽ cản trở việc ngậm bắt vú, dần dần trẻ bỏ bú mẹ, nếu cần phải ăn thêm sữa thì nên cho ăn bằng cốc thìa, xen kẽ các bữa bú mẹ.

Ngậm bắt vú sai là nguyên nhân cơ bản làm cho trẻ không chịu bú mẹ, cần giúp trẻ cách

ngậm bắt vú đúng để bú có hiệu quả. Một số

Nếu núm vú quá ngắn có thể xử trí như sau:

• Kéo giãn hai bên quầng vú thì núm vú sẽ lồi ra và trông dài hơn.

• Nhẹ nhàng kéo đầu vú và quầng vú để tạo thành núm vú.

• Nếu núm vú co giãn dễ dàng, thì người mẹ có thể cho con bú dù núm vú ngắn một chút.

• Nếu núm vú bị tụt thì bà mẹ có thể dùng bơm hút sữa bằng tay để kéo núm vú ra.

• Trước khi mang thai, bà mẹ có thể tập vê đầu vú mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 phút, núm vú sẽ giãn tốt hơn.

• Sau khi sinh, cho trẻ bú càng sớm càng tốt. Bảo đảm cho trẻ bú đúng cách núm vú sẽ dần được kéo dài ra.

• Nếu vú bị ứ sữa, mẹ phải vắt bớt sữa cho vú mềm để trẻ dễ ngậm bắt vú.

• Trẻ phải tập ngậm đầu vú và một phần quầng vú trong miệng để giúp cho trẻ bú được các loại núm vú ngắn, co giãn kém hoặc núm vú tụt.

23. Làm gì khi trẻ không chịu bú mẹ?

Trẻ không chịu bú mẹ do nhiều nguyên nhân:

Do trẻ ốm đau:

Trẻ bị bệnh thường bú kém, thậm chí không chịu bú mẹ, trong thời gian này phải vắt sữa mẹ cho trẻ ăn bằng cốc, thìa và tập dần cho trẻ bú mẹ.

Một số trẻ mới sinh không chịu bú mẹ thì có thể trẻ bị đau ở da, cơ xương do khi đẻ phải can thiệp bằng forcep, giác hút. Khi đó bà mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú, tìm cách bế trẻ thích hợp để không chạm vào chỗ đau của trẻ.

Những trẻ khó bú vì tưa miệng cần phải đánh tưa cho trẻ bằng mật ong hoặc Nystatin. Nếu trẻ tắc ngạt mũi cần hút sạch mũi thì trẻ mới bú được.

Viêm vú và áp xe vú:

Khi ống sữa tắc dễ gây viêm vú, áp xe vú. Vú trở nên sưng đỏ, căng, đau và mẹ bị sốt. Cần điều trị theo chỉ dẫn của y tế. Mẹ có thể tiếp tục cho con bú bên vú lành. Sau điều trị khỏi mẹ cố gắng cho bú trở lại càng sớm càng tốt.

Do cách bú:

Cho trẻ bú chai sẽ cản trở việc ngậm bắt vú, dần dần trẻ bỏ bú mẹ, nếu cần phải ăn thêm sữa thì nên cho ăn bằng cốc thìa, xen kẽ các bữa bú mẹ.

Ngậm bắt vú sai là nguyên nhân cơ bản làm cho trẻ không chịu bú mẹ, cần giúp trẻ cách

ngậm bắt vú đúng để bú có hiệu quả. Một số

trường hợp mẹ tạo sữa quá nhiều, trẻ bú dễ sặc và sợ bú, vì vậy trước khi cho bú nên vắt bớt sữa, giữ vú theo tư thế gọng kìm để sữa chảy chậm.

Một số thay đổi trong sinh hoạt của trẻ:

Trẻ phải xa mẹ khi mẹ đi làm hoặc thay người chăm sóc cũng làm cho trẻ không chịu bú, cho nên cố gắng giảm sự ngăn cách giữa mẹ và trẻ. Mùi của mẹ khi dùng nước hoa, ăn tỏi cũng có thể làm cho trẻ khó chịu, vì vậy nên tránh sử dụng khi cho trẻ bú.

Một phần của tài liệu Kiến thức về dinh dưỡng: Phần 1 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)